Trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại mới nhất 2024

Thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại là một bước quan trọng mà chủ doanh nghiệp thường quan tâm nhằm để bảo đảm tên thương mại của bạn khỏi bị sao chép và sử dụng trái phép. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn các quy định về điều kiện bảo hộ tên thương mại cho doanh nghiệp và căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp với tên thương mại.

Thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại

Thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại

Có cần thiết phải đăng ký bảo hộ tên thương mại không?

Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì việc bảo hộ tên thương mại được phát sinh một cách tự động khi các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Chính vì vậy pháp luật không yêu cầu và các chủ thể sở hữu tên thương mại cũng không cần nộp bất kỳ hồ sở nào để đăng ký bảo hộ cho tên thương mại. Quyền bảo hộ là mặc nhiên và chủ thể sở hữu chỉ cần chứng minh quyền khi có tranh chấp phát sinh bằng các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của mình. Quyền bảo hộ đối với tên thương mại sẽ được phát sinh theo các quy định dưới đây:

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022 (sau đây gọi tắt là Luật sở hữu trí tuệ) thì căn cứ phát sinh quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại quy định như sau: Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

Ngoài ra, việc sử dụng tên thương mại được hiểu theo khoản 6 Điều 124 Luật sở hữu trí tuệ như sau: Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

Tóm lại, để xác lập quyền sở hữu với tên thương mại thì cá nhân sử dụng tên thương mại đó một cách hợp pháp thông qua các hoạt động kinh doanh thường ngày, dán trên nhãn hiệu, bao bì của sản phẩm, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông về sản phẩm và ngành nghề kinh doanh của mình.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền năm 2024

Điều kiện bảo hộ với tên thương mại

Tên thương mại được bảo hộ

Tên thương mại được bảo hộ

Căn cứ theo Điều 76 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì tên thương mại được bảo hộ khi:

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Ngoài ra, tên thương mại có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành như sau:

  • Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Qua đó có thể thấy, tên thương mại chỉ được bảo hộ khi thỏa mãn các yếu tố trên.

Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại

Thủ tục đăng ký tên thương mại

Thủ tục đăng ký tên thương mại

Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về việc xác lập quyền đối với tên thương mại như sau:

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 91 của Nghị định này.

Qua đó, có thể thấy tên thương mại không được pháp luật cấp văn bằng bảo hộ mà được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại phát sinh khi chủ sở hữu sử dụng hợp pháp tên thương mại đó, ổn định lâu dài trong lĩnh vực kinh doanh nhất định.

Đồng thời, khoản 2 Điều 34 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định:

Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp.

Theo đó, việc sử dụng tên của tổ chức, cá nhân kinh doanh chỉ là điều kiện cần để được bảo hộ tên thương mại, ngoài ra các chủ thể phải sử dụng tên đăng ký vào hoạt động kinh doanh theo quy định thì mới được bảo hộ tên thương mại.

Dịch vụ luật sư tư vấn và đăng ký bảo hộ tên thương mại

  • Luật sư tư vấn quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo hộ tên thương mại;
  • Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh làm điều kiện phát sinh quyền bảo hộ tên thương mại;
  • Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng;
  • Tư vấn thu thập, chuẩn bị các tài liệu để làm cơ sở chứng minh quyền đối với tên thương mại;
  • Đại diện hoàn tất các thủ tục bảo hộ thương hiệu cho khách hàng.

Tên thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức, chính vì thế hiểu rõ những quy định về bảo hộ tên thương mại rất quan trọng. Trên đây L24H cung cấp một số thông tin về trình tự, thủ tục bảo hộ tên thương mại. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc hoặc cần tìm hiểu đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền nào khác vui lòng liên hệ với Luật L24H qua Hotline 1900.633.716 để được Luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ để được tư vấn bảo hộ nhãn hiệu , hỗ trợ sớm nhất.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.9 (49 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,839 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716