Chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại có được không?

Chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại có được không là câu hỏi của rất nhiều doanh nghiệp khi có nhu cầu phát triển thông qua hình thức chuyển giao tên thương mại. Vấn đề tên thương mại cũng rất quan trọng và được pháp luật bảo hộ để giúp phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực. Để tìm hiểu thêm quy định của pháp luật về tên thương mại và việc chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại

Chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại

Quy định về tên thương mại

Tên thương mại là gì?

Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định rằng:

  • Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
  • Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Điều kiện đăng ký bảo hộ tên thương mại

Theo Điều 76 Luật sở hữu trí tuệ 2005: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Theo đó, tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

(Cơ sở pháp lý: Điều 78 Luật sở hữu trí tuệ 2005)

Ngoài ra, tên thương mại sẽ không được bảo hộ nếu thuộc trường hợp được quy định tại Điều 77 Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau: Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

Bảo hộ đối với tên thương mại

Bảo hộ đối với tên thương mại

Có được chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại không?

Để chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại chủ thể kinh doanh cần đồng thời đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau: Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Như vậy, khác với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, tên thương mại không thể chuyển nhượng một cách độc lập mà đòi hỏi phải được đồng thời chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Việc chuyển nhượng này được thông qua hình thức hợp đồng bằng văn bản được quy định tại Điều 138, Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại

Nếu muốn chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại của công ty mình cho một người khác, hoặc một tổ chức khác, thì sẽ phải thực hiện đồng thời việc chuyển nhượng tên thương mại và chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần của các thành viên trong công ty cho bên kia.

Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn, thủ tục chuyển nhượng vốn góp, cổ phần sẽ được khái quát cơ bản như sau:

Đối với doanh nghiệp tư nhân

  • Người mua, người được tặng cho, người thừa kế phải nộp hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Đối với công ty cổ phần

  • Việc mua bán công ty cổ phần được thực hiện bằng cách chuyển nhượng cổ phần của công ty.
  • Các cổ đông chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nội bộ công ty, không cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư. (Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 57 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

  • Mua bán công ty TNHH hai thành viên để trở thành chủ sở hữu công ty đó thực chất là nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ các thành viên trong công ty.
  • Tuy nhiên, các thành viên trong công ty TNHH hai thành viên không được tự do chuyển nhượng phần vốn góp mà sẽ phải tuân theo các điều kiện để được chuyển nhượng và trình tự, thủ tục chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Khi chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH MTV sẽ có hai trường hợp xảy ra:

  • Trong trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH MTV chuyển nhượng một phần vốn góp cho các cá nhân, tổ chức khác thì công ty phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang mô hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần nếu phần vốn góp có từ 03 thành viên góp vốn trở lên.
  • Trong trường hợp chủ sở hữu công ty TNHH MTV chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác thì công ty phải tiến hành thay đổi chủ sở hữu công ty.

>>> Xem thêm: Thủ tục nhượng quyền thương hiệu mới nhất năm 2024

Thủ tục chuyển nhượng

Thủ tục chuyển nhượng

Luật sư tư vấn chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn luật, Luật L24H xin gửi đến quý bạn đọc một số dịch vụ tư vấn chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại sau đây:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về hợp đồng nhượng quyền sử dụng tên thương mại;
  • Tư vấn các quyền lợi và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng nhượng quyền sử dụng tên thương mại;
  • Tư vấn hướng giải quyết tối ưu đối với các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền sử dụng tên thương mại;
  • Hỗ trợ khách hàng trong đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng nhượng quyền sử dụng tên thương mại;
  • Nhận ủy quyền thay mặt khách hàng tham gia tố tụng liên quan đến hợp đồng nhượng quyền sử dụng tên thương mại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng.

>>> Xem thêm: Nhượng quyền thương mại là gì? Quyền và nghĩa vụ các bên

Có thể thấy việc chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại là một sự lựa chọn hợp lý để tạo cơ hội và phát triển tiềm năng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần nắm rõ những quy định của pháp luật về điều kiện và thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại. Nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc nào vui lòng liên hệ trực tuyến miễn phí qua hotline 1900.633.716 để được Luật sư về sở hữu trí tuệ hỗ trợ kịp thời chính xác nhất. Xin cảm ơn.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.6 (29 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,839 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716