Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu, xử lý tranh chấp là vấn đề xuất hiện thường xuyên trong các hoạt động thương mại do nhu cầu bảo hộ thương hiệu tăng cao. Các quy định về bồi thường, xử lý tranh chấp, biện pháp hay quy trình xử lý trong việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu là điều cần được quan tâm. Vì thế, mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H để biết thêm nhiều thông tin, quy định liên quan.

Tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu
Tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu là gì?
Tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu là tranh chấp giữa các bên khi có mâu thuẫn, bất hòa, xung đột về quyền và lợi ích đối với một thương hiệu, nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Trong đó, các bên cho rằng quyền sở hữu đối với thương hiệu, nhãn hiệu là thuộc quyền sở hữu của mình và bên còn lại sử dụng sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình.Căn cứ phát sinh tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu
Khi một bên có hành vị bị xem là xâm phạm đến nhãn hiệu của một đã được đăng ký nhãn hiệu trước đó:- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu khác đã được bảo hộ cho cùng loại hàng hóa, dịch vụ
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho cùng loại hàng hóa, dịch vụ hoặc hàng hóa, dịch vụ tương tự, liên quan tới hàng hóa, dịch vụ đang có nhu cầu đăng ký bảo hộ thương hiệu.
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ.

Căn cứ phát sinh tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu
Căn cứ giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu
- Căn cứ vào quy định về Quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp, cụ thể là chủ sở hữu Nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có nhãn hiệu nổi tiếng.
- Căn cứ vào Điều kiện nhãn hiệu được bảo hộ và không được bảo hộ.
- Căn cứ vào Văn bằng bảo hộ và hiệu lực của văn bằng bảo hộ để xác định nhãn hiệu được bảo hộ.
- Căn cứ vào thủ tục giải quyết tranh chấp vụ việc dân sự theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thủ tục giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu
Thủ tục, quy trình xử lý, giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu
Đầu tiên cần phải giải quyết bằng phương pháp hòa giải, thương lượng. Nếu không thương lượng được để đưa ra thỏa thuận thì có thể tiến hành khởi kiện.Hồ sơ
- Đơn khởi kiện theo Mẫu số 23-DS của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
- Bản gốc Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu; hoặc bản sao có công chứng; hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp văn bằng bảo hộ.
- Chứng cứ chứng minh đã có hành vi vi phạm xảy ra.
- Bản sao Thông báo của bên bị xâm phạm cho bên có hành vi vi phạm; trong đó đã ấn định thời hạn hợp lý để bên này chấm dứt hành vi vi phạm và chứng cứ chứng minh các bên này không chấm dứt hành vi vi phạm của mình.
- Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn; bảo đảm xử phạt trong trường hợp bên bị xâm phạm đồng thời yêu cầu áp dụng biện pháp này (nếu có).
Thủ tục
- Bước 1: Thu thập tài liệu, chứng cứ và gửi Hồ sơ khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Bước 2:Tòa án xem xét nội dung khởi kiện và tiến hành thụ lý vụ án (trừ trường hợp trả lại đơn khởi kiện).
- Bước 3: Toà án tiến hành điều tra, giải quyết vụ án.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu
- Những tranh chấp về nhãn hiệu, thương hiệu không có mục đích lợi nhuận sẽ được giải quyết bởi Tòa án Nhân dân cấp huyện. theo quy định tại khoản 4 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Trường hợp một trong các bên tranh chấp hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thì lúc này vụ tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 3, Điều 35, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Đối với tranh chấp về sở hữu trí tuệ mà cả hai bên đều có mục đích lợi nhuận thì sẽ được xét xử bởi tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2, Điều 30 và điểm a, khoản 1 Điều 37, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu, thương hiệu
- Luật sư tư vấn, hướng dẫn các điều kiện tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu đã đăng ký.
- Luật sư tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện đảm bảo đúng nội dung, hình thức.
- Luật sư tham gia trực tiếp giải quyết tranh chấp với tư cách là người bào chữa, đại diện ủy quyền cho nguyên đơn, bị đơn, tham gia vào quá trình thu thập nguồn chứng cứ
- Luật sư tư vấn, hỗ trợ, cung cấp lời khuyên giúp khách hàng đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu.