Quy trình khởi tố vụ án tai nạn giao thông theo quy định mới nhất

Hiểu rõ về quy trình khởi tố vụ án tai nạn giao thông sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi của bản thân và những người tham gia giao thông khác. Bài viết này nhằm cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về quy trình khởi tố vụ án tai nạn giao thông, bao gồm các bước tiến hành khởi tố vụ án tai nạn giao thông, Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan chức năng liên quan, điều tra, thu thập chứng cứ, giám định pháp y..Khung hình phạt đối với người vi phạm sẽ được trình bày cụ thể bên dưới.

Tai nạn giao thông đường bộ

Tai nạn giao thông đường bộ

Khi xảy ra tai nạn giao thông cần làm gì?

  • Giữ vững tâm lý, trách kích động với người gây tai nạn
  • Kiểm tra bản thân và người đi cùng
  • Nếu có người bị thương thì cần gọi cấp cứu theo số 115 ngay lập tức
  • Gọi điện cho CSGT theo số 113 để hỗ trợ xử lý
  • Sơ cứu người bị thương trong lúc chờ xe cứu thương
  • Quan sát hiện trường và bật đèn cảnh báo
  • Giữ nguyên hiện trường và chụp ảnh làm bằng chứng
  • Gọi điện cho công ty bảo hiểm để được hướng dẫn bồi thường

Thủ tục giải quyết tai nạn giao thông

Có dấu hiệu tội phạm

  • Cán bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn điều tra.
  • Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị
  • Thông báo kết quả điều tra, xác minh
  • Lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông;
  • Lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có);
  • Báo cáo Cục trưởng để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự
  • Hồ sơ vụ tai nạn giao thông chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra:
  • Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông;
  • Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông;
  • Bản ảnh hiện trường; thiết bị lưu trữ hình ảnh động (nếu có);
  • Biên bản khám nghiệm phương tiện; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện;
  • Biên bản ghi lời khai những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông gồm
  • Biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn, Sơ đồ vị trí dấu vết thương tích trên cơ thể người bị nạn
  • Tài liệu chứng minh thiệt hại về người và tài sản; các tài liệu khác có liên quan
  • Tang vật, phương tiện, vật chứng liên quan đến vụ tai nạn (nếu có);
  • Biên bản giao, nhận hồ sơ vụ án.
  • Kết thúc việc điều tra nếu đơn vị thụ lý vụ tai nạn giao thông phát hiện những tồn tại, bất cập, thì có văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý, ngành chủ quản để có biện pháp khắc phục

Được quy định tại điều 20 thông tư 63/2020/TT-BCA Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông.

>>> Tham khảo thêm về: Giải quyết tai nạn giao thông chết người

Không có dấu hiệu tội phạm

  • Nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn 07 ngày;
  • Trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày
  • Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh
  • Lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông;
  • Lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có);
  • Báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
  • Cho các bên liên tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị
  • Sau khi hoàn thành việc điều tra cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra

Được quy định tại điều 18 thông tư 63/2020/TT-BCA Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông.

Thủ tục giải quyết tai nạn giao thông

Thủ tục giải quyết tai nạn giao thông

Quy trình khởi tố tai nạn giao thông

Bước 1: Xác định có vi phạm các quy định về tham gia giao thông đường bộ theo khoản 1 điều 260 Bộ luật hình sự 2015 hay không

Bước 2: Viết đơn tố cáo gây tai nạn giao thông

  • Ghi rõ họ và tên người đề nghị
  • Ngày, tháng, năm sinh
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân
  • Địa chỉ cư trú
  • Số điện thoại liên hệ
  • Nêu diễn biến của vụ tai nạn giao thông (thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn)
  • Thiệt hại mà người gây tai nạn gây ra đối với người bị hại (tỷ lệ thương tật, thương tích )
  • Yêu cầu bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra (trách nhiệm dân sự)
  • Xử lý hành vi của người gây ra tai nạn theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Nộp đơn trực tiếp tại cơ quan công an địa phương (công an phường/xã nơi xảy ra tai nạn/nơi làm biên bản của vụ tai nạn giao thông

Căn cứ theo Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 , Điều 32 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và Nghị định 123/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng

Xem thêm: Thủ tục giải quyết tai nạn giao thông theo trình tự tố tụng dân sự

Trách nhiệm người gây tai nạn giao thông

Trách nhiệm hình sự

  • Cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  một năm đến năm năm :
  • Làm chết 01 người hoặc gây thương tích 61 % trở cho 01 người
  • Gây thương tích từ 31% đến 60% cho 02 người
  • Gây thương tích từ 61% đến 121% cho 03 người trở lên
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  • Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  • Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  • Trong tình nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất kích thích
  • Gây tai nạn rồi bỏ chạy hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
  • Làm chết 02 người;
  • Gây tổn thương cơ thể 61% trở lên của 02 người
  • Gây tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của 03 người từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  • Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của 03 người là 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm
  • Vi phạm an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời
  • Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Căn cứ theo điều 260 Bộ luật hình sự 2015

>>> Tham khảo thêm về: Khung hình phạt gây tai nạn giao thông chết người

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

  • Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng;
  • Chi phí để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;
  • Lợi ích của việc sử dụng tài sản bị hư hỏng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Căn cứ theo điều 589 Bộ luật dân sự 2015

Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

  • Chi phí cho việc phục hồi sức khoẻ của người bị thiệt hại
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại
  • Chi phí và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
  • Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Căn cứ theo điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

  • Thiệt hại ảnh hưởng đến sức khoẻ
  • Chi phí cho việc tổ chức mai táng
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại liên quan
  • Khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Được quy định tại điều 591 Bộ luật dân sự 2015

>>> Tham khảo thêm về: Luật bồi thường tai nạn giao thông chết người

Luật sư bảo vệ bị hại trong tai nạn giao thông

  • Chuẩn bị và cung cấp chứng cứ, tài liệu
  • Đánh giá, trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu;
  • Nghiên cứu hồ sơ vụ án, phân tích và đưa ra các hướng giải quyết
  • Soạn thảo bản ý kiến bảo vệ bị hại để cáo buộc hành vi phạm tội
  • Yêu cầu bị cáo thực hiện trách nhiệm dân sự
  • Xác định mức bồi thường thiệt hại hợp lý do hành vi vi phạm gây ra;
  • Trực tiếp tham tranh tụng tại Tòa để bảo vệ quyền lợi ích của người bị hại.
  • Xác định tội danh, hình phạt, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
  • Soạn thảo các văn bản, tài liệu kiến nghị, khiếu nại kịp thời trong các giai đoạn tố tụng.

Tham khảo thêm: Luật sư bào chữa vụ án hình sự gây tai nạn giao thông chết người

Như vậy sau khi gặp tai nạn giao thông, nếu sức khỏe, tinh thần bị tổn hại thì quý khách có thể tiến hành việc truy tố người gây tai nạn. Việc khởi tố yêu cầu các thủ tục , quy trình tố tụng được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Để được bảo vệ quyền lợi cá nhân và bắt bên gây tai nạn thực hiện trách nhiệm bồi thường, quý khách có thể tham khảo Dịch vụ luật sư bảo vệ quyền lợi người bị tai nạn giao thông của Luật L24H thông qua hotline 1900633716. để được tư vấn giải đáp kịp thời miễn phí.

Scores: 4.6 (45 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,919 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716