Nồng độ cồn cho phép khi lái xe ô tô, xe máy là bao nhiêu năm 2023

Nồng độ cồn cho phép khi lái xe là vấn đề được quan tâm nhiều nhất đối với các “đô thủ” trong thời buổi hiện nay. Đặc biệt là mùa tết sắp tới. Vậy nồng độ cồn cho phép khi lái xe ô tô, xe máy và mức phạt xử phạt nồng độ cồn uống rượu bia lái xe ô tô, xe máy là bao nhiêu năm trong 2023? Sau đây Luật L24H sẽ thông tin đến các bạn nội dung cơ bản nhất về nồng độ cồn 2023.

nồng độ cồn cho phép khi lái xe

nồng độ cồn cho phép khi lái xe

Nồng độ cồn cho phép khi tham gia giao thông

Theo Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng chống tác hại của rượu bia số 44/2019/QH14 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành khi điều khiển phương tiện giao thông thì chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì sẽ vi phạm pháp luật.

Lái xe vượt quá nồng độ cồn mức phạt bao nhiêu?

Đối với xe máy

  • Bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở theo điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở theo điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở theo điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đối với xe ô tô

  • Bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở theo điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở theo điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
  • Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở theo điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Đối với trường hợp người điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô ở vùng đất cảng:

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/01 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng khi điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 khi điều khiển ô tô và các loại phương tiện tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Cơ sở pháp lý: khoản 11 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra khi vi phạm nồng độ cồn này thì còn bị xử phạt bổ sung bằng hình thức tịch thu Giấy phép lái xe tùy theo từng trường hợp.

mức xử phạt nồng độ cồn

Mức phạt nồng độ cồn

Hậu quả khi không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn?

Đối với xe máy:

Theo điểm g khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (điểm g khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Đối với xe ô tô:

Theo điểm b khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng (theo điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Tư vấn khi bị phạt nồng độ cồn

bị cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm nồng độ cồn

Tư vấn khi bị phạt nồng độ cồn

Trên đây là toàn bộ thông tin về nồng độ cồn cho phép và mức xử lý khi vi phạm nồng độ cồn mà Luật L24H thông tin đến bạn. Trong quá trình tìm hiểu có gì thắc mắc cần luật sư tư vấn luật giao thông giải đáp vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số hotline 1900.633.716 để được luật sư vấn một cách chi tiết nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 4.7 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716