Hành vi gây tai nạn giao thông bỏ trốn bị xử lý như thế nào?

Gây tai nạn giao thông bỏ trốn là một hành vi đáng lên án trong xã hội. Luật giao thông đường bộ đã quy định rõ ràng về trách nhiệm của người lái xe sau khi gây ra va chạm. Việc điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông  rồi chạy khỏi hiện trường có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm các thông tin chi tiết, mời quý khách tham khảo.

Gây tai nạn giao thông bỏ trốn khỏi hiện trường

Gây tai nạn giao thông bỏ trốn khỏi hiện trường

Như thế nào là gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn?

Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 nêu rõ:

Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

  • Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  • Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

Như vậy, theo điều này, khi xảy ra tai nạn, người gây ra tai nạn cần ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến. Theo đó có thể hiểu rằng gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn là hành vi của người lái xe khi họ gây ra một vụ tai nạn hoặc va chạm trên đường nhưng không dừng lại để cung cấp sự giúp đỡ cho các nạn nhân hoặc không chờ đợi cơ quan chức năng đến để điều tra vụ việc. Thay vào đó, họ chọn cách trốn khỏi hiện trường.

Mức xử phạt hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn

Xử phạt hành chính

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:

Căn cứ tại điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

  • Phạt tiền từ 16-18 triệu đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
  • Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 05-07 tháng theo khoản 11 Điều này.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể xả xe máy điện), các loại xe tương tư xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

Căn cứ tại điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
  • Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03-05 tháng theo Khoản 10 Điều này.

Đối với máy kéo xe máy chuyên dùng vi phạm hành vi tương tự sẽ bị phạt từ 10-12 triệu đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ tư 05-07 tháng  theo quy định tại Điểm c Khoản 8 và Điểm c Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

Đối với xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) và xe thô sơ khác cũng sẽ bị phạt từ 400.000-600.000 đồng khi có hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xử phạt đối với người gây tai nạn giao thông bỏ trốn

Xử phạt đối với người gây tai nạn giao thông bỏ trốn

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  • Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  • Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Như vậy, người có hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ với khung hình phạt cho tội này là từ 03 đến 10 năm tù, tùy theo từng trường hợp. Ngoài ra, Điều 585, Điều 590 và Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người điều khiển xe gây tai nạn không dừng lại phải bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho người bị tai nạn.

>>>Xem thêm: Thủ Tục Giải Quyết Tai Nạn Giao Thông

Cần làm gì để giảm mức xử phạt khi gây tai nạn giao thông

Người gây tai nạn cần giữ bình tĩnh, kiểm tra bản thân và người đi cùng xem có bị thương không và gọi cứu thương để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của hai bên.

Nếu bạn đã gây ra tai nạn giao thông, hợp tác với cảnh sát và các cơ quan chức năng liên quan là cách tốt nhất để giảm mức xử phạt. Hiểu rõ về quy trình và luật lệ giúp bạn tìm cách làm giảm những hậu quả của việc vi phạm.

Nếu bạn đã gây ra tai nạn do vi phạm luật giao thông, thừa nhận trách nhiệm của mình có thể giúp giảm mức xử phạt. Sự thừa nhận và hối cải có thể là yếu tố quan trọng khi cơ quan chức năng xem xét việc giảm nhẹ hình phạt. Có thể tìm luật sư hoặc chuyên gia pháp lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để được tư vấn và hỗ trợ.

Luật sư tư vấn, bào chữa gây tai nạn giao thông đường bộ

Với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm pháp lý dày dặn, Luật L24H sẽ mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ uy tín, chất lượng, hiệu quả và nhanh chóng. Dịch vụ luật sư tư vấn, bào chữa gây tai nạn giao thông đường bộ có thể kể đến những dịch vụ như:

  • Tư vấn về quy trình pháp lý sau tai nạn giao thông, quyền và nghĩa vụ của các bên trong vụ tai nạn;
  • Đại diện cho đương sự trong các cuộc đàm phán với bảo hiểm hoặc các bên liên quan khác để đảm bảo được bồi thường công bằng cho thiệt hại và tổn thất;
  • Phân tích hồ sơ và chứng cứ liên quan đến vụ tai nạn giao thông, đại diện bào chữa cho thân chủ trước tòa;
  • Tư vấn về quyền lợi bảo hiểm, đàm phán với các công ty bảo hiểm.
  • Tư vấn về mức phạt, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm bồi thường;
  • Soạn thảo đơn từ cần thiết trong quá trình tố tụng;
  • Chuẩn bị phương án giải quyết tối ưu cho khách hàng.

Tư vấn pháp lý gây tai nạn giao thông đường bộ

Tư vấn pháp lý gây tai nạn giao thông đường bộ

Gây tai nạn giao thông và sau đó bỏ trốn không chỉ là hành vi thiếu trách nhiệm mà còn là một hành vi phạm tội nghiêm trọng. Pháp luật đối với việc bỏ trốn sau tai nạn giao thông thường rất nghiêm khắc. Người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải đối mặt với hình phạt nặng như tù tội. Nếu còn thắc mắc hoặc cần tư vấn luật giao thông, Thủ tục giải quyết tai nạn giao thông theo trình tự tố tụng dân sự, quý khách có thể liên hệ với Luật L24H qua hotline 1900633716 để được hỗ trợ trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.5 (33 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716