Giải quyết tai nạn giao thông chết người

Người gây tai nạn giao thông chết người có thể bị khởi tố và chịu khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định. Nắm rõ thủ tục giải quyết tai nạn giao thông chết người là cần thiết để giải quyết vấn đề nhanh chóng và thuận lợi đúng trình tự pháp luật. Trong bài viết này, Luật L24H sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc quy trình, thủ tục và những việc người gây tai nạn giao thông cần làm.

Giải quyết tai nạn giao thông chết người

Giải quyết tai nạn giao thông chết người

Gây tai nạn giao thông giao thông chết người có bị xử lý hình sự không?

  • Người tham gia giao thông không chấp hành quy định về an toàn giao thông: đi không đúng phần đường, đúng tốc độ; xâm phạm đến tính mạng của người khác, gây chết người.
  • Tội phạm có cấu thành vật chất.
  • Tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý.
  • Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Nếu đủ yếu tố cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 người gây tai nạn giao thông chết người có thể bị xử lý hình sự.

>>> Tham khảo thêm về: Khung hình phạt gây tai nạn giao thông chết người

Thủ tục giải quyết tai nạn giao thông chết người

Khám nghiệm hiện trường tai nạn

Khám nghiệm hiện trường tai nạn

Giải quyết theo thủ tục hành chính

Bước 1:

  • Mời các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông hoặc đại diện hợp pháp trên pháp luật của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh.
  • Lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu 15/TNĐB ban hành theo Thông tư 63/2020/TT-BCA.
  • Nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông vắng mặt có lý do chính đáng, thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết.

Bước 2:

Báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

Bước 3:

  • Các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông sẽ tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị.
  • Những trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Bước 4:

  • Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ đầy đủ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông cho các bên.
  • Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường bộ, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.

Thủ tục giải quyết khi có dấu hiệu tội phạm

Cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông báo cáo Cục trưởng và cán bộ được phân công điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh báo cáo Trưởng phòng để Cục trưởng, Trưởng phòng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn điều tra.

Hồ sơ vụ tai nạn giao thông chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra:

  • Một số tài liệu dùng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông;
  • Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông;
  • Bản ảnh hiện trường; thiết bị lưu trữ hình ảnh động (nếu có);
  • Biên bản khám nghiệm phương tiện; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện; quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện; các giấy tờ của người điều khiển phương tiện, phương tiện và hàng hóa trên phương tiện (nếu có);
  • Biên bản ghi lời khai những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông;
  • Biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn, Sơ đồ vị trí dấu vết thương tích trên cơ thể người bị nạn, Biên bản về việc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông (nếu có);
  • Tài liệu chứng minh thiệt hại về người và tài sản; các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
  • Tang vật, phương tiện, vật chứng liên quan đến vụ tai nạn (nếu có);
  • Biên bản giao, nhận hồ sơ vụ án.

(Điều 19, Điều 20 Thông tư 63/2020/TT-BCA – Thông tư Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng cảnh sát giao thông.

Trách nhiệm người gây tai nạn giao thông chết người

Trách nhiệm hình sự

  • Người nào tham gia giao thông đường bộ mà làm chết người thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 15 năm
  • Trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả do không có giấy phép lái xe theo quy định; trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do pháp luật quy định.
  • Ngoài ra, người có trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.
  • Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

(Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015)

>>> Tham khảo thêm về: Luật bồi thường tai nạn giao thông chết người

Hướng giải quyết khi gây tai nạn giao thông chết người

  • Người gây tai nạn nên giữ nguyên hiện trường và liên hệ với cơ quan chức năng nhờ giải quyết.
  • Tìm người chứng kiến vụ tai nạn để làm chứng lỗi vô ý gây tai nạn của mình.
  • Trung thực cung cấp bằng chứng liên quan đến vụ tai nạn khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
  • Nhờ Luật sư tư vấn và tiên lượng phương án giải quyết.
  • Gặp gỡ gia đình nạn nhân để bồi thường thiệt hại.

Luật sư tư vấn giải quyết tai nạn giao thông gây chết người

Luật sư tư vấn:

  • Tư vấn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân.
  • Tư vấn các mức phạt mà người gây tai nạn có thể bị áp dụng.
  • Tư vấn hướng giải quyết tốt nhất khi trao đổi với gia đình nạn nhân và cơ quan chức năng.
  • Tư vấn soạn thảo đơn từ liên quan đến giải quyết tai nạn giao thông.
  • Tư vấn thu thập tài liệu để được áp dụng tình tiết giảm nhẹ.

Luật sư bào chữa:

  • Cùng khách hàng tham gia giải quyết vụ án tại các cơ quan có thẩm quyền.
  • Tham gia bào chữa cho khách hàng tại phiên tòa.

Với những thông tin liên quan đến cấu thành tội danh vi phạm giao thông, quy trình xử lý hành chính, hình sự và cách giải quyết sơ bộ khi xảy ra tai nạn giao thông chết người Luật L24H đã giải đáp phần nào thắc mắc của Quý bạn đọc. Nếu có nhu cầu được tư vấn luật giao thông chuyên sâu vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900633716 để được hỗ trợ.

Scores: 5 (25 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716