Thời gian tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn bao lâu?

Việc tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn là cần thiết để phục vụ quá trình điều tra và xác minh nguyên nhân vụ việc. Tuy nhiên, thời gian tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn bao lâu là thắc mắc chung của nhiều người. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này, bao gồm, thời hạn tạm giữ phương tiện, Thủ tục trả lại phương tiện, nghĩa vụ bồi thường, quy trình thủ tục giải quyết tai nạn giao thông, sẽ đươc trình bày cụ thể bên dưới.

Thời gian tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn giao thông

 

Thời gian tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn giao thông

Trường hợp tạm giữ phương tiện giao thông

Tạm giữ phương tiện là một biện pháp cần thiết để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong quá trình xác minh vụ tai nạn. Khi cảnh sát giao thông đến hiện trường, họ sẽ đánh giá tình hình và quyết định tạm giữ phương tiện để bảo đảm an toàn và tránh các vấn đề pháp lý khác.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về các trường hợp tạm giữ phương tiện như sau:

  • Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;
  • Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền nhưng cá nhân, tổ chức không có Giấy phép lái xe hoặc các giấy tờ liên quan đến phương tiện để tạm giữ cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

  • Việc tạm giữ phương tiện phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
  • Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại phương tiện bị tạm giữ.

Thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông khi gây tai nạn

Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bổ sung 2020 quy định rõ về thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông như sau:

  • Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
  • Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
  • Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
  • Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
  • Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Như vậy thời hạn tạm giữ xe gây tai nạn giao thông là không quá 07 ngày làm việc, tính từ ngày tạm giữ; trường hợp phải chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt thì không quá 10 ngày làm việc,tính từ ngày tạm giữ

Nếu trong trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành  xác minh thì không quá 01 tháng ngày tính từ ngày tạm giữ.

Ngoài ra, vụ việc thuộc các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng , có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình cần có thêm thời gian để xác minh,thủ thập chứng cứ thì thời hạn tiếp tục gia hạn không quá 02 tháng

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thời hạn tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn có thể được gia hạn nếu cần thiết để tiếp tục quá trình điều tra hoặc xử lý hình sự. Quyết định gia hạn tạm giữ phương tiện thường không có thời gian xác định mà phụ thuộc vào tiến trình điều ra và giải quyết vụ án.

Phương tiện bị tạm giữ bị hư hỏng có được yêu cầu bồi thường?

Phương tiện giao thông bị tạm giữ

Phương tiện giao thông bị tạm giữ

Nếu phương tiện bị tạm giữ trong quá trình điều tra bị hư hỏng do các hoạt động của cơ quan điều tra hoặc các nguyên nhân khác, chủ sở hữu phương tiện có thể yêu cầu bồi thường theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 138/2021/NĐ-CP:

Điều 10. Quyền của tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

  • Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
  • Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ khi hết thời hạn bị tạm giữ.
  • Yêu cầu người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bồi thường theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc bảo quản phương tiện bị tạm giữ

Nguyên tắc bảo quản tịch thu tang vật là quy tắc và quy trình được áp dụng để đảm bảo tính toàn vẹn, an toàn và bảo quản hiệu quả của tang vật tịch thu trong quá trình điều tra hoặc tố tụng.

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 138/2021/NĐ-CP việc bảo quản các phương tiện bị tạm giữ phải tuân thủ các nguyên tắc sau.

  • Người đứng đầu cơ quan của người quản lý, bảo quản căn cứ vào tính chất của từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp.
  • Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là máy móc, phương tiện có sử dụng xăng, dầu hoặc các nhiên liệu dễ gây cháy, nổ thì khi đưa vào nơi tạm giữ phải cách biệt với tang vật khác và để cách biệt với nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng chữa cháy.
  • Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ gây ô nhiễm môi trường thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm an toàn không gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tạm giữ.
  • Đối với tang vật bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.
  • Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải đưa vào trụ sở cơ quan người có thẩm quyền tạm giữ để quản lý, bảo quản và phải được bảo quản, sắp xếp gọn gàng trong tủ đựng tài liệu, bảo đảm điều kiện chống mối mọt, tránh ẩm thấp, cách xa nguồn nhiệt độ cao.

Trách nhiệm bồi thường

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 138/2021/NĐ-CP.

  • Người lập biên bản tạm giữ có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho đến khi bàn giao tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ cho người quản lý, bảo quản.
  • Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
  • Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
  • Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này thì người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính từ khi tạm giữ phương tiện cho đến khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.

Vậy, theo quy định trên khi phương tiện giao thông bị tạm giữ xảy ra hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phương tiện phải có trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.Ngoài ra,nếu người bảo quản phương tiện bị tạm giữ làm phải chịu trách nghiệm trước người ra quyết định tạm giữ khi xảy ra hư hỏng

Thủ tục trả lại phương tiện bị tạm giữ

Theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP

Việc trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

  • Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện khi đã có quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện theo trình tự như sau:
  • Kiểm tra quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.
    Người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
  • Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;
  • Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện cho cơ quan điều tra, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành 02 bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ 01 bản;

Luật sư tư vấn nhận lại phương tiện giao thông gây tai nạn

Luật sư tư vấn giải quyết tai nạn giao thông

Luật sư tư vấn giải quyết tai nạn giao thông

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về tạm giữ phương tiện, giấy tờ khi tai nạn giao thông
  • Tư vấn và giải đáp về thủ tục,quy trình giải quyết vụ việc tai nạn giao thông
  • Tư vấn khiếu nại, giải quyết khiếu nại về giải quyết tai nạn giao thông
  • Soạn thảo văn bản nhận lại phương tiện giao thông;
  • Soạn thảo đơn từ liên quan trong hoạt động tố tụng
  • Luật sư tham gia bảo vệ dưới tư cách người được ủy quyền người bảo vệ quyền lợi.

Hiểu rõ về thời gian tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn. Bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn có thể tham khảo và áp dụng trong trường hợp cần thiết. Mọi thông tin cần tư vấn luật giao thông, giải quyết tai nạn giao thông và các vấn đề liên quan khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900633716 để được hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.7 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,937 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716