Nợ cha mẹ con cái có phải trả không, trường hợp con trả thay bố mẹ

Nợ cha mẹ con cái có phải trả không được đặt ra khi cha mẹ qua đời hoặc không có khả năng trả nợ. Hiện nay, không hiếm trường hợp cha mẹ vay tiền, nợ nần và chủ nợ tìm đến con cái để đòi nợ. Vậy con cái liệu phải có trách nhiệm trả nợ thay cho cha mẹ không? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Con cái trả nợ ngân hàng thay cho cha mẹ

Con cái trả nợ ngân hàng thay cho cha mẹ

Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

  • Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Như vậy, người vay tiền có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản vay là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

>>>Xem thêm: Có được đòi tiền của người thân người vay khi người vay tiền trốn nợ

Trả nợ thay cha mẹ là nghĩa vụ bắt buộc của con không?

Theo quy định của pháp luật Dân sự, không có căn cứ nào quy định về nghĩa vụ trả nợ thay của con cái đối với cha mẹ.

Tại Điều 463, Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng vay tài sản là sự tự thỏa thuận giữa các bên, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi tới hạn trả, bên vay phải trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng và chỉ phải trả lãi nếu có.

Và tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ như con phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, gìn giữ danh dự và những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con cái có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình, đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

Như vậy, pháp luật không có quy định nào ghi nhận việc cha mẹ đi vay nợ thì con cái phải trả tiền thay, trừ những trường hợp được nêu tại mục sau.

Các trường hợp con cái trả nợ thay cho cha mẹ

Các trường hợp con cái trả nợ thay cho cha mẹ

Các trường hợp con cái trả nợ thay cho cha mẹ

Là người bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ

Căn cứ theo Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 thì bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay nếu đến thời hạn mà bên vay không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng.

Như vậy, nếu người con bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ thì khi đến thời hạn thỏa thuận mà cha mẹ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì người con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.

Nhận di sản thừa kế từ cha mẹ

Khi người con được hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ để lại, căn cứ theo Điều 614 Bộ luật Dân sự 2015 quy định kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Dẫn chiếu Điều 615 Luật này, các con phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do bố mẹ mình để lại cụ thể:

Khi cha mẹ qua đời, các con được hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản mà cha mẹ để lại, nếu trước khi mất bố mẹ vay nợ thì con cái nhận di sản theo di chúc hoặc theo hàng thừa kế có trách nhiệm phải trả nợ thay;

Trường hợp mà di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do cha mẹ để lại tương ứng nhưng không được vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ khi có thỏa thuận khác.

>>>Xem thêm: Cách giải quyết khi vỡ nợ không có khả năng chi trả

Tư vấn lĩnh vực dân sự về việc vay tiền

Luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến việc vay tiền

Luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến việc vay tiền

  • Tư vấn thủ tục bảo lãnh vay tiền;
  • Tư vấn quy định về Luật cho vay tiền cá nhân;
  • Tư vấn trường hợp chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bên thứ ba;
  • Tư vấn khi bên vay không trả tiền, biện pháp thực hiện đòi nợ đúng pháp luật;
  • Soạn thảo đơn từ cần thiết khi bên vay trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
  • Tư vấn thủ tục khởi kiên đòi nợ cá nhân;
  • Luật sư tham gia với tư cách người được ủy quyền hoặc luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong quá trình đòi nợ đúng pháp luật.

>>>Xem thêm: Thuê luật sư khởi kiện đòi nợ

Pháp luật không quy định con cái phải trả nợ thay cho cha mẹ trừ trường hợp con tự nguyện trả nợ hoặc là người bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ hoặc khi người con được nhận thừa kế tài sản do cha mẹ để lại. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn luật dân sự của chúng tôi, vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ, tư vấn trực tuyến miễn phí

>>>Xem thêm: Nợ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Scores: 4.9 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716