Có được đòi tiền của người thân người vay khi người vay tiền trốn nợ

Có được đòi tiền của người thân người vay khi người vay tiền trốn nợ là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi giao kết hợp đồng cho vay tiền. Hiện nay, có nhiều trường hợp con nợ mất khả năng thanh toán hoặc không muốn trả nên đã bỏ trốn, dẫn đến quyền lợi của chủ nợ bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, chủ nợ có thể đòi tiền từ người thân của bên vay tiền được không. Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi trên và cung cấp các quy định của pháp luật liên quan.

>>> Xem thêm: Cho bạn mượn tiền không trả phải làm sao?

Trách nhiệm trả nợ theo quy định của pháp luật

Trách nhiệm trả nợ theo quy định của pháp luật

Quy định của pháp luật về vay tiền

Căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015, Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Về tài sản được sử dụng trong hoạt động cho vay, căn cứ khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:

  • Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản;
  • Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Như vậy, tiền là một loại tài sản nên hợp đồng vay tiền sẽ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn bên vay tiền phải trả tiền và trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

Người vay tiền bỏ trốn thì có được đòi tiền người thân họ không

Như trên đã đề cập, vay tiền là giao dịch thỏa thuận giữa các bên, khi đến hạn trả thì bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận của các bên, người vay tiền sẽ phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo đó, trách nhiệm trả nợ sẽ thuộc về người vay tiền. Người thân của người vay tiền nếu không tham gia giao kết hợp đồng vay thì không có trách nhiệm trả tiền nợ cho người vay tiền.

Người cho vay chỉ được truy đòi người thân của người vay tiền khi người vay tiền bỏ trốn nếu người thân của người vay tiền bảo lãnh cho người vay tiền. Căn cứ Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 thì ”Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Đối với quan hệ bảo lãnh, các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.”

Như vậy, trừ trường hợp người thân của người vay tiền có bảo lãnh cho người vay tiền thì trong các trường hợp còn lại người cho vay không được truy đòi tiền từ người thân của người vay tiền.

Xử phạt đối với hành vi đòi nợ trái pháp luật của chủ nợ

Xử phạt hành vi đòi tiền trái pháp luật

Xử phạt hành vi đòi tiền trái pháp luật

Theo điều 20 Bộ luật dân sự 2015, những người vay nợ kể trên là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và tự chịu trách nhiệm về hành vi vay nợ của mình, người thân không phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, người thân của người vay tiền không có trách nhiệm trả nợ nên việc truy đòi và bắt buộc người này trả nợ sẽ bị xem là hành vi trái pháp luật. Trường hợp người cho vay đến đòi nợ thì căn cứ vào từng mức độ đòi nợ như gây rối hay tự ý lấy tài sản để trừ nợ, người cho vay này sẽ bị xử lý như sau:

  • Xử phạt vi phạm hành chính:

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định Vi phạm quy định trật tự công cộng, thì khi có hành vi cố ý làm loạn, gây mất trật tự, phá phách để đòi nợ, cá nhân thực hiện buộc phải dừng có hành vi trên và bị xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng mức phạt hành chính, tùy vào từng hành vi mà bị xử phạt lên đến 8.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, còn có hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất đối với người nước ngoài,… theo quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Và biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hay buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm,… được quy định tại Điều này.

Ngoài ra, nếu có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần bằng các thủ đoạn khác để buộc người thân của bên vay phải giao tài sản để trừ nợ thì căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm gây thiệt hại đến tài sản của người khác, người cho vay sẽ bị phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

  • Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định “Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Hơn nữa, hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản căn cứ theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, với mức phạt tù lên đến 20 năm.

Biện pháp xử lý khi người vay tiền bỏ trốn

Do việc vay tiền rồi bỏ trốn để trốn nợ là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật cho nên để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, chủ nợ có thể tố giác hành vi sai trái này để cơ quan có thẩm quyền kèm các tài liệu chứng cứ kèm theo để được giải quyết trong trường hợp người vay dùng những thủ đoạn gian dối cố tình chiếm đoạt số tiền vay.

Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác bao gồm:

  • Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục;
  • Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.

(CSPL: Khoản 3 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ban hành ngày 29 tháng 12 năm 2017).

Hồ sơ tố giác tội phạm gồm:

  • Đơn trình báo/ tố giác công an;
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);
  • Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội).

Luật sư tư vấn về đòi tiền theo quy định của pháp luật

Luật sư giải quyết các giao dịch về vay tiền bỏ trốn

Luật sư giải quyết các giao dịch về vay tiền bỏ trốn

  • Tư vấn và giải đáp thắc mắc về các vấn đề liên quan tới việc đòi tiền đúng pháp luật,
  • Tư vấn luật cho vay tiền cá nhân – mức lãi suất tối đa cho phép
  • Hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân hiệu quả
  • Hướng dẫn khách hàng soạn thảo tài liệu, giấy tờ và trình tự, thủ tục liên quan đến quy trình giải quyết vụ án .
  • Tư vấn, soạn thảo đơn tố giác đến cơ quan có thẩm quyền
  • Tư vấn các biện pháp đòi tiền theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi của khách hàng
  • Thu thập các tài liệu, chứng cứ có lợi cho việc đòi tiền của khách hàng
  • Đại diện khách hàng tham gia các buổi làm việc tại Tòa án
  • Các công việc pháp lý khác theo yêu cầu

Như vậy, hành vi đòi tiền người thân của người vay tiền khi họ bỏ trốn là hành vi trái pháp luật và có thể bị xử phạt tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi. Qua bài viết này, chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn những kiến thức pháp luật khi thực hiện giao dịch vay tiền nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề trên hoặc những vấn đề pháp lý khác có liên quan cần luật sư hình sự tư vấn, hãy liên hệ ngay với Luật L24H qua Hotline: 1900.633.716. để được hỗ trợ miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.61 (37 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716