Nhân phẩm là gì? Ý nghĩa của nhân phẩm đối với đạo đức con người

“Nhân phẩm” của con người đóng vai lớn trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Trên thực tế, không khó để có thể bắt gặp các trường hợp bóc phốt, chửi bới nhau trên nền tảng mạng xã hội, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của người bị xúc phạm nhân phẩm. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp cho quý bạn đọc hiểu hơn về ý nghĩa của nhân phẩm cũng như dấu hiệu để xác định một người có hành vi xâm phạm nhân phẩm người khác.

>>> Xem thêm: Bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm người khác bị xử lý như thế nào?

Nhân phẩm là gì?

Nhân phẩm là gì?

 

Nhân phẩm là gì?

  • Pháp luật hiện nay chưa cho có quy định về định nghĩa chính thức hay khái niệm cụ thể nào về nhân phẩm. Tuy nhiên, nhân phẩm có thể được hiểu là phẩm giá của con người, là toàn bộ phẩm chất của một con người, là giá trị làm người của mỗi cá nhân trong xã hội.
  • Nhân phẩm của con người được đánh giá thông qua việc thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức với người khác và xã hội, cũng như đảm bảo được những chuẩn mực đạo đức mà xã hội đặt ra.

Ý nghĩa của nhân phẩm đối với đạo đức mỗi người

Ý nghĩa của nhân phẩm đối với đạo đức mỗi người

Ý nghĩa của nhân phẩm đối với đạo đức mỗi người

 

  • Nhân phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người, giữ gìn nhân phẩm được xem là sức mạnh tinh thần của một cá nhân có đạo đức.
  • Người có nhân phẩm tốt luôn được xã hội đánh giá cao, coi trọng vì họ luôn nhận thức được các việc làm đúng, việc làm sai để có định hướng sửa đổi, từ đó góp phần phát triển bản thân cũng như giúp cho tập thể thêm vững mạnh hơn.

Nhân phẩm và danh dự có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • Danh dự, nhân phẩm của mỗi con người đều là quyền được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. (Điều 20 Luật Hiến pháp 2013)
  • Nếu nhân phẩm chính là toàn bộ những phẩm chất của một con người, thì danh dự chính là sự coi trọng, đánh giá của mọi người trong xã hội đối với một con người dựa trên các giá trị đạo đức tinh thần của người đó. Do đó, danh dự và nhân phẩm có mối quan hệ khăng khít với nhau và tạo nên giá trị của mỗi con người.
  • Nhân phẩm chính là giá trị làm người của một con người còn danh dự chính là kết quả của quá trình xây dựng, bảo vệ nhân phẩm của một con người.

Khi nào một người được xem có hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác?

Hành vi xâm phạm nhân phẩm người khác

Hành vi xâm phạm nhân phẩm người khác

 

Chủ thể

Chủ thể của tội xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm.(Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Mặt chủ quan

  • Yếu tố lỗi của tội này là lỗi cố ý.
  • Người phạm tội biết rõ hành vi của mình xúc phạm nhân phẩm người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội để hạ thấp nhân phẩm người khác.

Khách thể

Xâm phạm đến nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ, cụ thể như hiến pháp và các quy định của pháp luật chuyên ngành(hình sự, dân sự,…)

Mặt khách quan

  • Hành vi: là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn hạ thấp nhân cách, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thể hiện qua hành vi bằng lời nói hoặc hành động như: sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu, hoặc lột trần truồng nạn nhân, nhổ nước bọt vào mặt, ném mắm tôm vào người khác trước mặt nhiều người,…
  • Hậu quả: Nhân phẩm của người bị hai bị xúc phạm nghiêm trọng. Gây ảnh hưởng về tinh thần, làm giảm sút uy tín, ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ trong xã hội của người bị xúc phạm
  • Mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả: Hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nếu đáp ứng đủ bốn yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan được nêu ở trên, thì sẽ bị truy cứu hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Trong trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, thì hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc chế tài dân sự.

>>> Xem thêm về: Tội bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm người khác trên Facebook

Luật sư tư vấn tội xúc phạm nhân phẩm người khác

  • Tư vấn cho khách hàng về mức bồi thường khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Tư vấn khởi kiện khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Tư vấn bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Tư vấn soạn thảo đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
  • Tư vấn thủ tuc khởi kiện và các giấy tờ pháp lý có liên quan;
  • Đại diện quý khách hàng làm việc với tòa án;
  • Luật sư tham gia phiên tòa tranh luận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khách hàng khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho quý bạn đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của nhân phẩm đối với đạo đức con người cũng như việc xác định khi nào một người có  hành vi xâm phạm nhân phẩm người khác. Nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc có nhu cầu tư vấn pháp luật về tội xúc phạm nhân phẩm người khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.633.716 để được luật sư hình sự hỗ trợ và tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716