Pháp luật là gì? Vai trò và các hình thức thực hiện pháp luật hiện nay

Pháp luật là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí, đạo đức của cộng đồng. Pháp luật mang tính bắt buộc, mọi cá nhân, tổ chức đều phải tuân thủ. Pháp luật được thể hiện qua các văn bản biểu mẫu cụ thể, rõ ràng. Hiểu rõ pháp luật là gì? giúp bạn nhận thức rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của bản thân, từ đó sống và làm việc đúng đắn, góp phần xây dựng xã hội văn minh. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về pháp luật, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và vận dụng kiến thức pháp luật vào thực tế.

Pháp luật là gì?

Pháp luật là gì?

Pháp luật là gì?

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận), có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và được đảm bảo thực hiện bởi quyền lực Nhà nước.

Pháp luật, về bản chất, là công cụ quản lý của giai cấp thống trị, thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện để hướng tới những mục tiêu mà giai cấp thống trị mong muốn hướng tới.

Đặc trưng cơ bản của pháp luật

Từ bản chất nêu trên, nhìn chung, pháp luật có ba đặc trưng cơ bản như sau:

  • Tính bắt buộc chung: nghĩa là, pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Mọi công dân, mọi tổ chức trong một quốc gia buộc phải tuân theo pháp luật của quốc gia đó. Trong nhiều trường hợp, công dân nước ngoài khi đến một quốc gia nào đó cũng đều phải tôn trọng và chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật của quốc gia sở tại. Bất kỳ người nào hay tổ chức nào nếu không tuân thủ và thực hiện đúng pháp luật sẽ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế của chính quyền.
  • Tính quy phạm phổ biến: pháp luật được xem là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, lặp đi lặp lại với tất cả mọi người, hiện diện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
  • Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: hình thức thể hiện của pháp luật được thông qua các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức, văn phong diễn đạt phải chính xác, không được chứa hàm ý. Cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của văn bản được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp hoặc luật.

Các hình thức thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Có bốn hình thức thực hiện pháp luật như sau:

Bốn hình thức thực hiện pháp luật hiện nay

Bốn hình thức thực hiện pháp luật hiện nay

Sử dụng pháp luật

Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật quy định các

quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện ở hình thức này. Chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, không bị bắt buộc phải thực hiện.

Ví dụ:  Bên A và bên B ký kết hợp đồng mua bán với nhau, tuy nhiên, bên B lại không thực hiện đúng và đủ như những gì hợp đồng. Lúc này, bên A có quyền khởi kiện B ra tòa án hoặc không khởi kiện. bởi lẽ, pháp luật trao cho A quyền được khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền nhưng việc quyết định có sử dụng quyền hay không thì phụ thuộc vào ý chí và tâm tư nguyện vọng của bên A. Trong trường hợp bên A khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền thì khi đó, A được xem là đang sử dụng pháp luật.

Tuân thủ pháp luật

Là một hình thức thực hiện pháp luật mà các chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm, được thể hiện thông qua những quy phạm pháp luật cấm đoán.

Ví dụ, pháp luật hình sự cấm những hành vi tham ô, lợi dụng chức vụ để thực hiện những vụ lợi bất chính. Chủ thể là người có chức vụ quyền hạn không được phép làm những hành vi như vậy. Như vậy, khi người có chức vụ quyền hạn không thực hiện những hành vi này nghĩa là họ đang tuân thủ pháp luật.

Thi hành pháp luật

Thi hành (chấp hành) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

Ví dụ, anh A và chị B ly hôn với nhau, toà án tuyên chị B được quyền nuôi con và anh A phải chu cấp cho chị B để nuôi con. Anh A đã giao con cho chị B chăm sóc và thường xuyên thăm con cũng như chu cấp tiền cho chị B. Trong trường hợp nay, anh A đã thực hiện việc thi hành pháp luật.

Áp dụng pháp luật

Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

Ví dụ, Ủy ban nhân dân tỉnh A ra quyết định thu hồi đất ở khu vực xã B để làm đường, nên những phần đất trong khu vực đó phải được thu hồi và bồi thường theo quy định pháp luật. Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh A đã làm phát sinh nghĩa vụ của người dân phải giao nộp đất và có quyền được bồi thường theo quy định pháp luật. Như vậy, trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân tỉnh A đã thực hiện áp dụng pháp luật.

>>> Xem thêm: Quan hệ pháp luật là gì?

Vai trò của luật pháp đối với xã hội

Nhà nước là đại diện chính thức của toàn thể xã hội, vì vậy, nhà nước có trách nhiệm phải quản lý xã hội. Nhà nước dùng nhiều phương tiện, nhiều biện pháp, nhưng pháp luật là phương tiện quan trọng nhất để thực hiện chức năng quản lý xã hội. Với những đặc điểm riêng của mình, pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất.

Pháp luật là một trong những nhân tố đảm bảo và bảo vệ sự ổn định của xã hội. Một mặt, pháp luật ghi nhận và thể chế hóa quyền con người, quyền công dân và bảo đảm về mặt pháp luật cho các quyền đó được thực hiện. Mặt khác, bằng sự ghi nhận một cách chính thức các giá trị mà con người có, con người cần và con người ủng hộ mà các thành viên của xã hội bằng phương tiện pháp luật có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Các vấn đề xã hội như lợi ích xã hội, an toàn tính mạng, tài sản, danh dự nhân phẩm, tự do, bình đẳng và công bằng … đều gắn liền với sự điều chỉnh bằng pháp luật. Chính vì vậy, pháp luật là phương tiện không thể thiếu cho sự tồn tại và ổn định của xã hội.

Pháp luật giúp ổn định trật tự xã hội

Pháp luật giúp ổn định trật tự xã hội

Luật sư tư vấn về việc thực hiện pháp luật

  • Luật sư tư vấn thủ tục tố cáo các hành vi không tuân thủ pháp luật;
  • Luật sư tư vấn về trình tự thi hành các phán quyết, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Luật sư tư vấn áp dụng pháp luật vào thực tiễn.

>>> Tham khảo: Dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí 24/24 của Luật L24H

Có thể nói, pháp luật với những đặc thù của riêng, đã và đang phát huy những chức năng, vai trò của nó đối với xã hội. Lĩnh vực kiến thức pháp luật luôn là một phạm trù vô cùng rộng lớn, vì vậy, việc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn là việc làm phù hợp và cần thiết. Các Luật sư của Luật L24H sẵn sàng hỗ trợ Quý khách 24/24 qua hotline 1900.633.716. Rất vui vì được hỗ trợ Quý khách. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716