Trình độ chuyên môn là gì, phân loại, hướng dẫn cách ghi trong hồ sơ

Trình độ chuyên môn là mức độ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà một cá nhân đạt được trong một lĩnh vực cụ thể. Hiểu rõ về trình độ chuyên môn là gì? giúp bạn xác định được năng lực bản thân và định hướng phát triển nghề nghiệp phù hợp. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết về trình độ chuyên môn, bao gồm định nghĩa, vai trò, cách thức thể hiện và những vấn đề liên quan. Nắm rõ cách ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ xin việc giúp bạn tăng khả năng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và nâng cao cơ hội trúng tuyển.

Trình độ chuyên môn là gì ? Phân loại và cách ghi trong hồ sơ

Trình độ chuyên môn là gì ? Phân loại và cách ghi trong hồ sơ

Trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ chuyên môn là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng, năng lực của một người về một lĩnh vực cụ thể nào đó, ví dụ như lĩnh vực về luật thì có cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ…Có thể hiểu trình độ chuyên môn là kết quả của quá trình học tập, đào tạo lâu dài của một người từ những tổ chức được cấp phép bởi cơ quan quản lý giáo dục nhà nước. Trình độ chuyên môn đạt được nhằm  mục đích tạo kiến thức, kinh nghiệm giúp giải quyết công việc, đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao về lĩnh vực tương ứng.

Mỗi ngành nghề sẽ có yêu cầu về xác định trình độ chuyên riêng. Tuy nhiên, với các nghề chú trọng về kiến thức nền tảng, lý thuyết, khả ứng dụng thực tiễn như bác sĩ, giáo sư, kỹ sư, luật sư …sẽ đòi hỏi trình độ chuyên môn khắt khe hơn. Để làm những công việc chuyên môn này, bạn cần được đào tạo bài bản về những kiến thức chuyên ngành cũng như có một quá trình thực tập lâu dài với công việc trên thực tế.

Phân loại về trình độ chuyên môn

Để dễ dàng trong việc đánh giá cũng như ghi nhận, dựa theo Điều 6 Luật giáo dục năm 2019 thông thường trình độ chuyên môn chia thành các thứ bậc như sau:

Trình độ sơ cấp:

  • Thường áp dụng cho các chương trình học tập và đào tạo trong ngắn hạn với chế độ vừa học vừa thực hành.
  • Các khóa đào tạo giúp đạt trình độ sơ cấp thường áp dụng đối với các ngành nghề về kỹ thuật trong các trường dạy nghề.
  • Học viên sau khi kết thúc chương trình học sơ cấp có thể nằm một cách cơ bản kiến thức chuyên môn của một lĩnh vực và có khả năng áp dụng chúng vào công việc trong thực tế.

Trình độ trung cấp:

  • Trình độ chuyên môn trung cấp dành cho những người hoàn thành xong chương trình giáo dục bậc trung học phổ thông và cả trung học cơ sở.
  • Thời gian học trung cấp sẽ khác nhau tùy theo từng đối tượng, cụ thể thường kéo dài trong 2 năm đối với những học viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông và 4 năm đối với những người tốt nghiệp trung học cơ sở.
  • Học viên sau khi kết thúc chương trình trung cấp sẽ có những kiến thức chuyên môn đủ vững để có khả năng làm việc một cách độc lập.

Trình độ cao đẳng:

  • Chương trình cao đẳng áp dụng cho người đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Các trường cao đẳng sẽ đào tạo sinh viên chuyên biệt về một ngành nghề cụ thể.
  • Sinh viên sau kết thúc chương trình cao đẳng sẽ có kiến thức chuyên sâu về một ngành tương ứng; có kỹ năng làm việc thực tế và đủ khả năng giải quyết các vấn đề tương đối phức tạp.
  • Bên cạnh đó, họ còn có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, có kỹ năng quản lý và giám sát cơ bản.

 

Phân loại Phân loại trình độ chuyên môntrình độ chuyên môn

Trình độ đại học:

  • Chương trình đại học sẽ đào tạo sinh viên những kiến thức chuyên môn một cách chuyên sâu với kiến thức lớn và toàn diện hơn.
  • Đồng thời tạo cho sinh viên thêm nhiều kỹ năng hỗ trợ khi làm việc trên thực tế như kỹ năng về phản biện, tổng hợp, phân tích các vấn đề trong thực tiễn, giải quyết vấn đề có tính phức tạp cao.
  • Thời gian đào tạo bậc đại học tuỳ thuộc vào từng ngành học, có những ngành kéo dài trong 4 năm, nhưng có những ngành kéo dài đến 6 năm.

Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ:

  • Được áp dụng đối với những người sau khi tốt nghiệp đại học có nhu cầu nâng cao hơn các kỹ năng về chuyên môn nghề nghiệp với mong muốn nghiên cứu chuyên sâu, kiến thức chuyên ngành rộng lớn và bao quát.
  • Thời gian đào tạo chương trình thạc sĩ thường kéo dài trong 2 năm.

Phân biệt trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa

Văn hóa là một khái niệm rất rộng và phức tạp, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về văn hóa. Do đó, chưa có văn bản nào giải thích chính xác trình độ văn hóa gì, tuy nhiên thuật ngữ này có thể hiểu đơn giản là trình độ của một người về nhận thức văn hóa, cũng như ứng xử đúng theo chuẩn mực xã hội.

Hiện nay, nhiều người còn nhầm lẫn giữa trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa, do đó cần phân biệt cụ thể hai thuật ngữ trên để nhận biết chính xác trong quá trình ghi nhận các thông tin này trong các hồ sơ xin việc hay hồ sơ hành chính. Theo đó, bản chất của trình độ chuyên môn  là việc một người hoàn thành chương trình đào tạo thuộc một chuyên ngành cụ thể, ví dụ một người sau khi theo học và đào tạo chuyên ngành luật tại trường đại học sẽ được công nhận là một người có chuyên môn đại học với bằng cử nhân luật. Còn bản chất trình độ văn hóa là việc hoàn thành cấp bậc chương trình giáo dục phổ thông, ví dụ một người sau khi hoàn thành xong bậc trung học phổ thông, tức học xong lớp 12 sẽ có trình độ văn hóa 12/12.

Cách ghi nhận trình độ chuyên môn trong hồ sơ

Để biết chính xác cách ghi nhận trình độ chuyên môn trong hồ sơ như sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, các hồ sơ hành chính…người kê khai có thể có thể căn cứ tại mục 15.2 Phần I của Hướng dẫn Khai lý lịch cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ ngày 18/06/2007 về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trong đó có hướng dẫn việc kê khai trình độ chuyên môn. Theo đó, người kê khai sẽ ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Sơ cấp… thuộc chuyên ngành đào tạo nào. Ví dụ: đối với những người có nhiều văn bằng đào tạo như: có bằng kỹ sư, có bằng cử nhân, có bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ thì chỉ kê khai trình độ chuyên môn cao nhất hiện tại là: Tiến sĩ + chuyên ngành đào tạo.

Cách ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ

Cách ghi trình độ chuyên môn trong hồ sơ

Như vậy, có thể hiểu rẳng trình độ chuyên môn được ghi nhận trong các hồ sơ sẽ là trình độ chuyên môn cao nhất mà một người đạt được tính đến thời điểm kê khai và phải ghi kèm theo về chuyên ngành đã được đào tạo về chuyên môn ấy.

Tư vấn kê khai, viết hồ sơ

  • Tư vấn về kê khai trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa;
  • Soạn thảo hồ sơ thủ tục hành chính;
  • Tư vấn về quy định pháp luật liên quan từng vấn đề pháp lý cụ thể.

Ngày nay, việc tìm kiếm việc làm ngày càng khó khăn và trình độ chuyên môn tốt là một trong những giải pháp giúp một người sẽ trở nên nổi bật hơn những ứng cử viên còn lại. Việc xác định đúng và chính xác trình độ chuyên môn sẽ giúp tăng vị thế của mình trong lĩnh vực làm việc cũng như tạo độ uy tín cho bản thân. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì về kiến thức pháp luật về trình độ chuyên môn hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900633716 hoặc email info@luat24h.com.vn để được các luật sư tư vấn luật hành chính hỗ trợ giải đáp. Xin cảm ơn.

Scores: 4.84 (25 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,952 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716