Chủ thể là gì? các loại chủ thể trong xã hội và pháp luật 2023

Chủ thể là gì? Đây là câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc. Vì trong cuộc sống chúng ta thì chắc hẳn ai cũng đã nghe một lần chủ thể. Tuy nhiên, nhiều người lại không hiểu chủ thể là gì và dẫn đến sự nhầm lẫn về chủ thể. Đồng thời, tuỳ vào từng mối quan hệ mà sẽ có các loại chủ thể khác nhau.Vì thế để hiểu rõ hơn về chủ thể là gì và các loại chủ thể, mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết bên dưới của Luật L24H.

Chủ thể là gì

Chủ thể là gì

Chủ thể là gì?

Chủ thể là những cá nhân, tổ chức tham gia vào một quan hệ xã hội nhất định. Trong mỗi mối quan hệ xã hội đó thì tùy vào hoàn cảnh và trường hợp thì chủ thể sẽ có những tên gọi khác nhau. Cá nhân, tổ chức đó phải đang tồn tại hữu hình. Chủ thể tồn tại hiện hữu có nghĩa là có trên thực tế chủ thể có thể được nhận diện hoặc nhận biết được thông qua các thông tin của chủ thể đó. Những trường hợp như cá nhân là người đã mất, tổ chức không hiện hữu thì đó không phải là chủ thể.

Phân biệt chủ thể pháp luật và chủ thể của quan hệ pháp luật

Chủ thể pháp luật là những cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Còn chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể, theo những điều kiện do pháp luật quy định, tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định.

Qua đó có thể thấy điểm khác biệt mà chủ thể pháp luật và quan hệ pháp luật là ở năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Để là một chủ thể của pháp luật chỉ cần có năng lực pháp luật nhưng để trở thành chủ thể của một quan hệ pháp luật cần phải có thêm năng lực hành vi pháp lực, nếu không có năng lực hành vi pháp luật thì không thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.

>>> Xem thêm: Pháp luật là gì?

Các loại chủ thể thường gặp trong xã hội và pháp luật và ví dụ về các loại chủ thể đó

 Trong quan hệ pháp luật hành chính

Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là những bên tham gia vào quan hệ này, có năng lực chủ thể có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính bao gồm: Cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế, công dân Việt Nam, người nước ngoài và người không quốc tịch.

Trong đó, có một loại chủ thể luôn luôn hiện diện trong mọi quan hệ pháp luật hành chính: Chủ thể quản lý – bên có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước.

Ông D là Công an xã V trong quá trình tham gia giao thông có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong trường hợp này, quan hệ pháp luật hành chính đã được xác lập nhưng bên đại diện cho quản lý hành chính nhà nước là bên có thẩm quyền xử phạt hành vi của ông D. Ngược lại, mặc dù ông D là người được quy định có thẩm quyền trong quản lý hành chính nhưng trong mối quan hệ này, tư cách tham gia của ông D là tư cách cá nhân.

Trong quan hệ pháp luật hình sự

Quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là một đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự, có hai bên chủ thể tham gia: một bên là Nhà nước và một bên là người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội với những quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau.

Chủ thể trong quan hệ luật hình sự

Chủ thể trong quan hệ luật hình sự

Người phạm tội là người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà luật hình sự điều chỉnh, có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự. So với Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 thì trong Bộ luật Hình sự 2015 đã bổ sung thêm pháp nhân thương mại phạm tội là những pháp nhân có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 74.

Căn cứ để làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự đó chính là hành vi phạm tội đã diễn ra trong thực tế và thời điểm chấm dứt quan hệ pháp luật hình sự là khi người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt hoặc bất kỳ các biện pháp nào của mà Nhà nước đã áp dụng đối với người phạm tội hoặc khi người phạm tội chết.

Ví dụ: H 20 tuổi và có đủ năng lực hình sự, vào một ngày H dùng dao giết K. Khi H phát sinh hành vi giết K lúc này sẽ phát sinh quan hệ pháp luật hình sự giữa H và nhà nước.

>>> Xem thêm: Chủ thể của tội phạm hình sự là gì?

Trong quan hệ pháp luật dân sự

Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những người tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và có các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó. Chủ thể của quan hệ này bao gồm:

Cá nhân và pháp nhân quy định tại Điều 1 Bộ luật Dân sự 2015. Bên cạnh đó, dựa trên mục tiêu kinh tế khi hoạt động, có tìm kiếm lợi nhuận hay không. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở địa phương là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự tại Chương V của Bộ luật dân sự năm 2015. Ngoài ra, Bộ luật dân sự năm 2015 còn xác định hộ gia đình và tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự từ Điều 101 – 104 Bộ luật dân sự năm 2015.

Ví dụ: A và B là những cá nhân đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự giao kết với nhau về hợp đồng mua bán trái cây.

Chủ thể trong quan hệ luật dân sự

Chủ thể trong quan hệ luật dân sự

Một vài chủ thể khác

Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là những bên tham gia quan hệ pháp luật lao động bao gồm:

Người lao động: Là các cá nhân 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động, có đầy đủ năng lực hành vi lao động và năng lực pháp luật lao động. Người lao động bao gồm: công dân, người nước ngoài và người không quốc tịch.

Người sử dụng lao động: Là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu là cá nhân thì phải đủ 18 tuổi trở lên và được thuê, sử dụng và trả công. Có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, phải có năng lực hành vi và năng lực pháp luật lao động.

Chủ thể kinh doanh có thể là tổ chức, cá nhân, tổ hợp tác hay hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và thực hiện trên thực tế các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận.

Luật sư tư vấn về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra giữa các chủ thể

  • Tranh chấp hợp đồng giữa các chủ thể.
  • Các yếu tố cấu thành tội phạm khi có hành vi phạm tội
  • Trình tự, thủ tục tiến hành khởi kiện hành chính
  • Tranh chấp hợp đồng lao động
  • Thành lập doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế

Bài viết trên đã cho Quý Độc giả biết thêm về chủ thể là gì và chủ thể cụ thể của một vài mối quan hệ mà khi tham gia vào quan hệ đó thì sẽ biết được mình có phải là chủ thể hay không. Nếu Quý độc giả còn có sự thắc mắc hoặc đang có tranh chấp phát sinh khi tham gia vào một quan hệ có thể liên hệ Luật sự của Luật L24H qua số Hotline 1900633716 để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn quý độc giả.

Scores: 4.5 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,813 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716