Hướng dẫn chi tiết thủ tục sáp nhập doanh nghiệp [MỚI NHẤT 2024]

Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là quy trình để hai hoặc nhiều doanh nghiệp sáp nhập với nhau theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp. Việc sáp nhập doanh nghiệp có thể mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nên việc nắm bắt các thông tin về quy trình, thủ tục, hồ sơ về sáp nhập doanh nghiệp các kiến thức liên quan quyền nghĩa vụ các bên là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho Quý Độc giả những thông tin cần thiết khi có nhu cầu thực hiện Thủ tục này.

sáp nhập doanh nghiệp

Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập Doanh nghiệp là gì?

Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, trong đó 1 hay nhiều công ty chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty mình vào một công ty khác và chấm dứt sự tồn tại của công ty sáp nhập.

Căn cứ Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020.

Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp

Điều kiện để sáp nhập doanh nghiệp

Hồ sơ, Trình tự thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập;
  • Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập. Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập;
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Căn cứ Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

  1. Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng sáp nhập, dự thảo điều lệ công ty nhận sáp nhập.
  2. Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập.
  3. Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

Căn cứ Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020.

Hậu quả pháp lý sau khi sáp nhập doanh nghiệp

Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.

Căn cứ Điểm C Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020.

Hình thức sáp nhập Doanh nghiệp

Hình thức sáp nhập Doanh nghiệp

Hình thức sáp nhập doanh nghiệp

  • Sáp nhập doanh nghiệp giữa các Doanh nghiệp cùng ngành, cùng cạnh tranh trực tiếp và có cùng các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
  • Sáp nhập Doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp tham tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiếp cận thị trường.
  • Sáp nhập doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh khác nhau để hình thành một tập đoàn lớn.

Căn cứ Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020.

Lưu ý khi thực hiện sáp nhập doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập doanh nghiệp. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
  • Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán,hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.

Luật sư tư vấn thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

  • Luật sư tư vấn thủ tục sáp nhập Doanh nghiệp.
  • Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý, chuẩn bị hồ sơ để đăng ký sáp nhập Doanh nghiệp.
  • Luật sư soạn thảo hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp.
  • Luật sư tư vấn về các hình thức sáp nhập.

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay thì việc nắm các quy định về việc sáp nhập công ty doanh nghiệp sẽ giúp cho việc thực hiện các thủ tục thuận tiện hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc nắm các thủ tục còn giúp cho các Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tìm cách phát triển cho Doanh nghiệp mình. Bài viết đã nêu những quy định, thủ tục liên quan đến sáp nhập doanh nghiệp, nếu có vấn đề gì thắc mắc cần Luật sư tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp thêm, mời Quý độc giả liên hệ Hotline 1900633716 để được luật sư doanh nghiệp hỗ trợ giải đáp. Xin cảm ơn.

Tham khảo thêm một số dịch vụ liên quan hậu M&A Luật L24H cung cấp:

Scores: 5 (48 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716