Tố giác tội phạm công nghệ cao như thế nào? ở đâu

Tố giác tội phạm công nghệ cao là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm và chú ý đến. Hiện nay có nhiều người đã trở thành mục tiêu của các tên tội phạm công nghệ cao. Như vậy, hành vi lừa đảo qua mạng, app ứng dụng của chúng được thực hiện như thế nào, phòng chống tội phạm công nghệ cao, cách liên hệ với công an mạng để tố giác về tội phạm. Sau đây là những nội dung cơ bản mà Luật L24H cung cấp về vấn đề trên.

Tội phạm công nghệ cao

 Tội phạm công nghệ cao

Tội phạm công nghệ cao theo quy định của pháp luật

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 25/2014/NĐ-CP, tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao.

Tội phạm công nghệ cao hiện nay được xếp vào nhóm các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông từ Điều 285 đến Điều 294 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định như sau:

  • Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật quy định tại Điều 285.
  • Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử quy định tại Điều 286.
  • Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử quy định tại Điều 287.
  • Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông quy định tại Điều 288.
  • Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác quy định tại Điều 289.
  • Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 290.
  • Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng quy định tại Điều 291.
  • Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 293.
  • Tội cố ý gây nhiễu có hại quy định tại Điều 294.

>>> Xem thêm: Tội phạm công nghệ cao là gì? Khung hình phạt

Các hành vi lừa đảo qua mạng xã hội

  • Lấy cắp dữ liệu cá nhân, tổ chức trên các thiết bị công nghệ cao nhằm thực hiện hành vi phạm tội.
  • Đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản thẻ ngân hàng của cá nhân khác để rút tiền, thanh toán dịch vụ,… nhằm mục đích hưởng lợi bất chính từ hành vi phạm tội.
  • Hành vi lừa đảo thông qua việc bán hàng trên mạng. người dùng thường sẽ không cảnh giác sẽ bị mất tiền hay thông tin cá nhân. Nhóm tội phạm công nghệ cao chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động thương điện tử.
  • Tấn công email cá nhân hay tổ chức để chiếm đoạt tài sản, cụ thể như tấn công hộp thư điện tử, thay đổi nội dung thư, nội dung các giao dịch, hợp đồng để chiếm đoạt tài sản.
  • Truy cập trái phép mạng viễn thông để ăn cắp cước viễn thông.
  • Giả mạo cán bộ ngân hàng, cơ quan nhà nước và yêu cầu người bị hại cung cấp mật khẩu, mã pin hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố nhưng thực chất đây là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.

Tố giác tội phạm

Tố giác tội phạm

>>> Tham khảo thêm: Cách thu hồi khi bị lừa tiền đầu tư qua mạng, app

Quy trình tố giác tội phạm công nghệ cao

Tố giác tội phạm công nghệ cao như thế nào?

Khi bị xâm phạm quyền lợi bởi hành vi có dấu hiệu tội phạm công nghệ cao hoặc phát hiện các hành vi có dấu hiệu phạm tội, cá nhân, tổ chức có thể làm đơn tố giác, trình báo đến cơ quan có thẩm quyền.

Về trách nhiệm tiếp nhận tin tố giác, đơn báo về tội phạm của các cơ quan sau quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC:

  • Cơ quan điều tra;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát các cấp;
  • Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều này như sau:

  • Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.

Tố giác tội phạm công nghệ cao ở đâu?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 25/2014/NĐ-CP quy định về tố giác, tin báo về tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao như sau:

  • Cá nhân có trách nhiệm tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
  • Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác, tin báo về tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo ngay với Cơ quan điều tra, Cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật.

Phòng chống tội phạm công nghệ cao

Đầu tiên, mỗi người cần tự bảo vệ mật khẩu, khóa mật khẩu, cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và hệ thống thiết bị công nghệ cao của mình. Đồng thời, hãy trình báo cơ quan công an ngay khi có dấu hiệu bị lừa đảo …Trên thực tế, cơ quan Công an, cơ quan Nhà nước không yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản để bảo lãnh, để xác minh hay gửi các lệnh, quyết định, giấy mời, giấy triệu tập qua mạng xã hội. Tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP… cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng, cơ quan chức năng qua điện thoại và mạng Internet. Không truy cập, đăng nhập, tải các web, đường link được gửi từ người lạ, không rõ nguồn gốc.

Các cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân cần cảnh giác đối với những lời mời đầu tư, cơ hội việc làm với lợi nhuận cao bất thường; trong mọi trường hợp, không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân và không bán, cho mượn, cho thuê tài khoản ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản của ngân hàng cho người không quen biết.

Tội phạm hình sự

Tội phạm hình sự

Luật sư tư vấn, hướng dẫn tố giác tội phạm công nghệ cao

Như vậy, trong thời đại công nghệ cao như hiện nay sẽ không thể tránh khỏi việc thông tin sẽ bị đánh cắp bởi những tên tội phạm sử dụng công cụ công nghệ cao nhằm trục lợi cho bản thân từ hành vi vi phạm pháp luật, do đó pháp luật đã quy định về loại tội phạm này và hình phạt dành cho chúng. Trên đây là những nội dung cơ bản mà bài viết cung cấp về quy trình tố giác tội phạm công nghệ cao như thế nào, ở đâu và cách phòng chống. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, hãy vui lòng liên hệ đến luật sư tư vấn luật hình sự Luật L24H qua hotline 1900.633.716 để được các luật sư tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.69 (48 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716