Dịch vụ luật sư cùng khách hàng đến cơ quan Công an làm việc

Dịch vụ luật sư cùng khách hàng đến cơ quan Công an làm việc là dịch vụ luật sư cung cấp cho những người bị triệu tập, yêu cầu làm việc bởi cơ quan công an. Để có thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, sự tham vấn của luật sư có chuyên môn là vô cùng cần thiết. Bài viết sau đây của Luật L24H sẽ thông tin đến quý bạn đọc vai trò không thể thiếu của luật sư khi cùng khách hàng đến cơ quan công an làm việc.

Luật sư cùng khách hàng làm việc với cơ quan công an

Luật sư cùng khách hàng làm việc với cơ quan công an

Luật sư tham gia làm việc với cơ quan công an khi nào?

Luật sư có thể cùng với khách hàng của mình làm việc với cơ quan công an, cơ quan điều tra trong quá trình làm việc, lấy lời khai, thu thập bằng chứng, chứng minh,…để bảo vệ cho lợi ích của khách hàng. Để tham gia vào một vụ án hình sự, luật sư tham gia quá trình tố tụng hình sự dưới ba vai trò; đối với mỗi vai trò khác nhau thì luật sư có thể bắt đầu tham gia vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình tố tụng, được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS 2015) cụ thể như sau:

  • Trường hợp luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố (Điều 83 BLTTHS 2015): Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền được nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Như vậy, từ khi người đó bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố, thì đã có thể mời luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố.

CSPL: điểm e khoản 1 Điều 57 BLTTHS 2015.

  • Trường hợp luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 84 BLTTHS 2015): Bị hại, đương sự trong vụ án hình sự có quyền nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Như vậy, bị hại, đương sự có liên quan đến vụ án hình sự có thể mời luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ngay từ khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm và cần được bảo vệ.

CSPL: điểm i khoản 2 Điều 62, điểm i khoản 2 Điều 63, điểm i khoản 2 Điều 64, điểm i khoản 2 Điều 65 BLTTHS 2015.

  • Trường hợp luật sư là người bào chữa cho người bị buộc tội (Điều 72 BLTTHS 2015): Luật sư được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa từ giai đoạn khởi tố bị can, tức là khi cơ quan có thẩm quyền đã xác định được có dấu hiệu tội phạm thông qua việc xác minh các nguồn tin về tội phạm theo quy định tại Điều 143 BLTTHS 2015. Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ. Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

>>>Xem thêm: Trường hợp bắt buộc nào phải có người bào chữa cho bị can, bị cáo

CSPL: Điều 74 BLTTHS 2015.

Trên thực tế, ngay từ khi nhận được giấy mời, giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền và xác nhận tư cách tham gia tố tụng trong vụ án hình sự thì người được triệu tập nên tìm đến sự tham vấn của luật sư để đảm bảo tối đa quyền lợi của mình.

>>>Xem thêm: Có được mời luật sư khi bị công an triệu tập tình nghi không?

Tầm quan trọng của luật sư khi làm việc cùng cơ quan công an

Người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự với các vai trò khác nhau thì sẽ có quyền và nghĩa vụ khác nhau được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào vụ án hình sự và có một số trường hợp người tham gia tố tụng đã không thực hiện hết những quyền hợp pháp của mình, dẫn đến những rủi ro pháp lý sau này.

Trước khi làm việc cùng cơ quan công an, luật sư có thể đưa ra những lời khuyên, tư vấn sát sao theo vấn đề mà khách hàng gặp phải, giúp khách hàng hiểu rõ những công việc cần thực hiện, thủ tục,…trước, trong và sau khi làm việc cùng cơ quan công an nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Bên cạnh đó, luật sư còn có thể tham gia cùng khách hàng đến cơ quan công an làm việc; khi này, luật sư có thể đại diện cho khách hàng để thực hiện các thủ tục tại cơ quan công an, giúp khách hàng thực hiện đúng trình tự thủ tục tố tụng và đầy đủ quyền lợi hợp pháp của mình; từ đó giúp khách hàng an tâm hơn khi làm việc cùng cơ quan công an.

Vì thế, sự tham gia của luật sư bên cạnh người tham gia tố tụng là cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người tham gia tố tụng đó.

>>>Xem thêm: Bị Công an gửi giấy triệu tập nên làm gì

Bị can, bị cáo làm việc với cơ quan công an

Bị can, bị cáo làm việc với cơ quan công an

Công việc của luật sư cùng khách hàng đến cơ quan công an làm việc

Người bị triệu tập bởi cơ quan công an để lấy lời khai, cung cấp thông tin liên quan đến quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, giải quyết vụ án,…Dù lý do được triệu tập là gì thì việc hiểu rõ bản chất sự việc, vai trò trong vụ án, cũng như hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ hợp pháp của bản thân đều rất cần thiết. Như vậy, công việc của luật sư khi tham gia cùng khách hàng đến cơ quan công an làm việc cũng sẽ đa dạng, cụ thể như:

  • Cùng khách hàng là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố để làm việc, xác minh xử lý nguồn tin về tội phạm tại cơ quan công an.
  • Cùng khách hàng là bị hại hoặc đương sự đến cơ quan công an làm việc và lấy lời khai.
  • Cùng đương sự, người làm chứng, người bị tố giác, hoặc người bị kiến nghị khởi tố đến cơ quan công an để nhận dạng, xác nhận chứng cứ,…
  • Cùng khách hàng đến cơ quan công an để thực hiện hoạt động đối chất.
  • Cùng khách hàng đến cơ quan công an để phục vụ công tác điều tra khác.
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh cho vấn đề minh oan hoặc giảm nhẹ hình phạt.
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Phí dịch vụ luật sư cùng khách hàng làm việc với cơ quan công an

Phí dịch vụ luật sư sẽ căn cứ theo tính chất, mức độ phức tạp của công việc cần thực hiện; yêu cầu khách hàng và cũng như thời gian, chi phí đầu tư công sức để giải quyết vụ việc mà chi phí cho dịch vụ luật sư cùng khách hàng làm việc với cơ quan công an sẽ khác nhau trong từng vụ việc. Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp nào về chi phí dịch vụ luật sư, hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn tận tình.

Giải đáp phí dịch vụ luật sư làm việc với cơ quan công an

Giải đáp phí dịch vụ luật sư làm việc với cơ quan công an

Việc có luật sư tham gia vào ngay từ những bước đầu tiên của quá trình tố tụng là rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xảy ra về sau trong quá trình tố tụng. Nếu bạn đọc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự cùng khách hàng làm việc với cơ quan công an, hãy gọi ngay đến hotline 1900633716 để được hỗ trợ và tư vấn sơ bộ miễn phí.

Các bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 262 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716