Việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đang trở thành xu thế mới tại Việt Nam hiện nay, bởi vì yêu cầu Trọng tài giải quyết thì sẽ mang lại những tiện lợi nhất định. Theo đó, vai trò của luật sư tranh tụng tại trọng tài thương mại ngày càng được khẳng định. Để hiểu hơn về tranh tụng tại trọng tài thương mại mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tranh tụng tại trọng tài thương mại
Quy định về trọng tài thương mại
Khái niệm
Căn cứ theo Khoản 1 điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại.
Hình thức của trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức cơ bản là trọng tài vụ việc và trọng tài thường trực (hay còn gọi là trọng tài quy chế):
Trọng tài vụ việc: Là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại và trình tự, thủ tục do các bên thỏa thuận với các đặc trưng cơ bản sau:
- Được thành lập khi các tranh chấp phát sinh và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp.
- Không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành, không có danh sách trọng tài viên. Trọng tài viên được các bên có tranh chấp chỉ định có thể là người có tên trong hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất kỳ một trung tâm trọng tài nào.
- Quy tắc tố tụng để giải quyết tranh chấp có thể do các bên thỏa thuận xây dựng hoặc lựa chọn từ bất kỳ một quy tắc tố tụng nào của các trung tâm trọng tài khác.
Cơ sở pháp lý: Khoản 7 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010.
Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế): Là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. Đây là hình thức trọng tài được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy, trụ sở làm việc thường xuyên, thường có danh sách trọng tài viên hoạt động theo điều lệ và quy tắc tố tụng riêng. Hầu hết các tổ chức trọng tài lớn, có uy tín trên thế giới đều được thành lập theo mô hình này dưới những tên gọi như trung tâm trọng tài, ủy ban trọng tài, viện trọng tài, hội đồng trọng tài quốc gia và quốc tế… nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.
Cơ sở pháp lý: Khoản 6 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010
>>>Xem thêm: Trọng tài thương mại là gì?
Tham gia tố tụng tại Trọng tài thương mại cần lưu ý gì?
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Theo Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Quy tắc tố tụng là trọng tài thương mại
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại gồm các nguyên tắc sau:
- Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội;
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật;
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình;
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Khởi kiện tại Trọng tài thương mại
Về thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
- Thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài thương mại là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Vì vậy, các bên cần lưu ý về thời hiệu khởi kiện tại trọng tài thương mại để không bị mất quyền khởi kiện do hết thời hiệu và tiến hành soạn và nộp đơn khởi kiện để yêu cầu trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp theo đó.
Căn cứ Điều 33 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài:
- Các bên trong tranh chấp có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng tài và theo quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài đó (trọng tài quy chế) hoặc tự chỉ định các trọng tài viên và thỏa thuận quy tắc tố tụng theo luật định (trọng tài vụ việc). Tùy từng hình thức giải quyết tranh chấp các bên lựa chọn mà việc phương thức nộp đơn khởi kiện cũng sẽ khác nhau.
Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Căn cứ theo Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo thì hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Thỏa thuận trọng tài;
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu;
- Giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Các tài liệu khác có liên quan đến tranh chấp;
Về đối tượng khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại: Cá nhân, tổ chức bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Về nơi nộp hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: Sau khi bên khởi kiện đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện thì có thể gửi hồ sơ khởi kiện theo các hình thức sau:
- Thứ nhất, trường hợp giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài vụ việc, người khởi kiện phải gửi hồ sơ khởi kiện cho người bị kiện. Sau đó, người bị kiện sẽ gửi bản tự bảo vệ cho người khởi kiện và chỉ định trọng tài viên. Khi đó, hội đồng trọng tài được thành lập sẽ xem xét hồ sơ khởi kiện và bản tự bảo vệ của các bên.
- Thứ hai, trường hợp giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài, người khởi kiện có thể nộp hồ sơ khởi kiện đến trung tâm trọng tài bằng 02 phương thức sau: nộp trực tiếp tại Trung tâm trọng tài hoặc gửi đến trung tâm trọng tài theo đường dịch vụ bưu chính.
Căn cứ theo Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Trình tự khởi kiện tại trung tâm trọng tài
- Bước 1: Người có yêu cầu nộp đơn và hồ sơ khởi kiện tại trung tâm trọng tài;
- Bước 2: Trung tâm trọng tài nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn,
Yêu cầu sửa chữa, bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ và tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ đã đầy đủ và đúng quy định của pháp luật;
- Bước 3: Thụ lý hồ sơ khởi kiện của nguyên đơn;
- Bước 4: Trung tâm trọng tài gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định pháp luật trọng tài.
Sau đó, trung tâm trọng tài thông báo việc khởi kiện cho người bị kiện và các bên sẽ tiến hành thủ tục lựa chọn trọng tài viên, thành lập hội đồng trọng tài để giải quyết vụ việc theo quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài.
Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
- Bước 5: Báo lịch giải quyết vụ việc cho nguyên đơn và bị đơn, những người liên quan.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Dịch vụ luật sư tham gia tranh tụng tại Trọng tài thương mại
Tư vấn
Luật sư tham gia tranh tụng có thể tư vấn cho khách hàng những vấn đề về trọng tài thương mại, có thể kể đến như:
- Tư vấn và đề xuất phương án giải quyết tranh chấp để cho Khách hàng xem xét và lựa chọn.
- Tư vấn cho khách hàng thủ tục tố tụng trọng tài, sự khác biệt giữa tố tụng trọng tài và tố tụng tòa án
- Tư vấn để khách hàng chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo đơn khởi kiện khi khách hàng là Nguyên đơn
- Tư vấn để khách hàng chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo Bản tự bảo vệ, đơn kiện lại nếu khách hàng là Bị đơn
Soạn thảo
- Soạn thảo đơn khởi kiện khi khách hàng là Nguyên đơn;
- Soạn thảo Bản tự bảo vệ, đơn kiện lại nếu khách hàng là Bị đơn;
- Soạn thảo Thỏa thuận trọng tài;
- Soạn đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.
Tham gia tranh tụng
- Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Khách hàng trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp tại cơ quan Trọng tài;
- Hỗ trợ Khách hàng tìm kiếm và đề nghị cử trọng tài viên tham gia Hội đồng giải quyết tranh chấp tại cơ quan Trọng tài;
- Khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về việc không có thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được và thẩm quyền của Hội đồng trọng tài;
- Tham gia tố tụng khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
Phí dịch vụ luật sư tranh tụng tại trọng tài thương mại
Liên quan đến mức chi phí thuê luật sư, mỗi vụ việc của khách hàng đều có sự khác biệt, có mức độ phức tạp khác nhau, yêu cầu luật sư cũng khác nhau trong từng vụ việc, do đó mức chi phí thuê luật sư khởi kiện cũng sẽ khác nhau. Mức phí này sẽ được ghi trong trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng mà có phát sinh các vấn đề mới dẫn đến phí dịch vụ thay đổi thì mức phí sẽ cập nhật vào phụ lục hợp đồng.
>>>Xem thêm: Phí giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Dịch vụ luật sư tranh tụng trọng tài
Có thể thấy, các tranh chấp tại trọng tài là rất phức tạp và đòi hỏi những người tham gia không những cần am hiểu kiến thức chuyên môn mà còn phải tuân thủ quy trình tố tụng nghiêm ngặt. Do đó, để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình, doanh nghiệp cần phải được luật sư tư vấn và nếu cần thiết thì phải có luật sư bảo vệ trong các vụ tranh chấp này. Vui lòng liên hệ đến Dịch vụ luật sư tranh tụng của chúng tôi qua số hotline 1900633716 để được hỗ trợ tư vấn luật miễn phí, kịp thời và nhanh chóng nhất.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm: