Thuê luật sư tư vấn bào chữa tội phạm sử dụng công nghệ cao

Thuê luật sư tư vấn bào chữa tội phạm sử dụng công nghệ cao là dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp, nhằm tư vấn, hỗ trợ bị can, bị cáo trong các vụ án liên quan đến việc sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội. Tội phạm công nghệ cao đang ngày càng gia tăng và tinh vi có trong mọi ngóc ngách của đời sống xã hội. Hiểu được vấn đề trên, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số dịch vụ luật sư tư vấn bào chữa tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Dịch vụ Luật sư bào chữa tội phạm sử dụng công nghệ cao

Dịch vụ Luật sư bào chữa tội phạm sử dụng công nghệ cao

Quy định về tội phạm công nghệ cao

Tội phạm công nghệ cao là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì vẫn chưa có khái niệm, định nghĩa cụ thể về tội phạm công nghệ cao nhưng theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 25/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/04/2014 quy định Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự có sử dụng công nghệ cao. Tội phạm công nghệ cao là tội phạm xuất hiện và phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các hành vi phạm tội của tội phạm công nghệ cao vô cùng tinh vi và khó lường trước được. Theo đó, tội phạm công nghệ cao thực hiện hành vi phạm tội thông qua mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông và các thiết bị số.

Như vậy có thể hiểu tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm cố ý sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao một cách trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.

Tham khảo thêm: Tội phạm công nghệ cao là gì? Khung hình phạt

Các loại tội phạm công nghệ cao theo Bộ luật Hình sự

Tội phạm công nghệ cao hiện nay được xếp vào nhóm các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông từ Điều 285 đến Điều 294 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và có thể chia làm 2 nhóm như sau:

  1. Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông gây tổn hại tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của hệ thống máy tính (từ Điều 285 – Điều 289) như:
  • Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật;
  • Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử;
  • Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
  • Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
  • Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác
  1. Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội (từ Điều 290 – Điều 294) như:
  • Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản;
  • Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng;
  • Tội cố ý gây nhiễu có hại

Trên thực tế, tội phạm công nghệ cao còn sử dụng nhiều loại thủ đoạn khác để thực hiện hành vi phạm tội như:

  • Phát tán tin rác và quảng cáo để lấy cắp thông tin, tấn công website của các ngân hàng, chính phủ,….
  • Sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân để hoạt động phạm pháp như: Xâm phạm an ninh quốc gia, thành lập băng nhóm tội phạm, phát tán virus….
  • Khai thác lỗ hổng bảo mật để tấn công, lấy cắp thông tin, thay đổi, phá hoại thông tin, lấy cắp dữ liệu và thông tin thẻ tín dụng.
  • Lấy cắp thông tin dữ liệu cá nhân (ảnh, danh bạ,…) từ điện thoại thông minh của người khác để sử dụng cho mục đích phạm tội.
  • Sử dụng thông tin thẻ ATM để thanh toán dịch vụ, mua hàng hóa, rút tiền ngân hàng; mua bán thông tin thẻ ATM để hưởng lợi bất chính.
  • Tấn công email cá nhân, doanh nghiệp lấy thông tin để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
  • Tấn công vào các website để lấy cắp thông tin…

Các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao

Các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao

Tội phạm công nghệ cao bị xử lý như thế nào?

Mỗi tội phạm công nghệ cao sẽ có dấu hiệu cấu thành tội phạm cũng như mức xử phạt khác nhau được quy định từ Điều 285 đến Điều 294 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Dưới đây là một số tội phạm công nghệ cao phổ biến và mức xử phạt về hành vi phạm tội:

Về tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông gây tổn hại tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của hệ thống máy tính như:

Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật theo Điều 285 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

  1. Người nào sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  • Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì:

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  • Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
  • Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
  • Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
  • Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
  • Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;
  • Dẫn đến biểu tình.
  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác theo Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

  1. Người nào cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Đối với trạm trung chuyển internet quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu tên miền và hệ thống máy chủ tên miền quốc gia;
  • Tái phạm nguy hiểm.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
  • Đối với hệ thống dữ liệu thuộc bí mật nhà nước; hệ thống thông tin phục vụ quốc phòng, an ninh;
  • Đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia; hệ thống thông tin điều hành lưới điện quốc gia; hệ thống thông tin tài chính, ngân hàng; hệ thống thông tin điều khiển giao thông;
  • Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Về tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội:

Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

  1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
  • Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
  • Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;
  • Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;
  • Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;
  • Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
  • Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.
  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo đó, hình thức xử phạt đối với nhóm tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông gây tổn hại tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của hệ thống máy tính nói chung thì mức xử phạt nhẹ nhất có thể là phạt tiền và nặng nhất có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm hoặc từ 07 năm đến 12 năm tùy vào từng tội phạm cụ thể; ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Còn về nhóm tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội thì hình thức xử phạt nhẹ nhất là bị phạt tiền và nặng nhất là phạt tù, tùy vào hành vi phạm tội cụ thể mà mức phạt từ có thể từ 03 tháng đến 02 năm, 06 tháng đến 03 năm, 01 năm đến 05 năm,…; ngoài ra người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc bị tịch thu toàn bộ tài sản.

Tham khảo thêm: Quy định của pháp luật về xử lý tội phạm sử dụng công cao

Các hướng bào chữa của luật sư trong vụ án Hình sự

Sẽ có 3 hướng bào chữa của luật sư trong vụ án Hình sự như sau:

Thứ nhất, bào chữa theo hướng vô tội:

Thông qua lời khai, các chứng cứ chứng minh, khi có căn cứ thì luật sư có thể bào chữa thân chủ chưa đủ các yếu tố để cấu thành tội phạm bị truy tố, chưa đến mức nguy hiểm cho xã hội, từ đó chứng minh rằng thân chủ hoàn toàn vô tội.

  • Chứng minh nhân thân, tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội.
  • Chứng minh hành vi khách quan của bị cáo không đủ để cấu thành nên tội bị truy tố.

Thứ hai, bào chữa theo hướng giảm nhẹ:

Luật sư đưa ra các chứng cứ chứng minh hành vi khách quan của bị cáo không thỏa mãn khung hình phạt bị truy tố. Luật sư sẽ tiến hành phân tích mức độ nguy hiểm của hành vi, mặt khách quan hành vi, hậu quả, mục đích phạm tội. Nếu xét thấy với mức độ nguy hiểm trên thực tế mà bị truy tố theo khung hình phạt trong bản cáo trạng là chưa chính xác, nặng hơn so với quy định thì luật sư làm rõ và làm nổi bật các tình tiết này để chứng minh bị cáo được chuyển khung hình phạt thấp hơn.

Luật sư có thể bào chữa cho bị cáo theo các hướng giảm nhẹ sau:

  • Giảm nhẹ về tội danh: Luật sư bào chữa xác định không có căn cứ để xác định tội danh đang truy tố dựa trên việc phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm, xác định các yếu tố cấu thành tội phạm và chuyển tội phạm sang tội phạm khác nhẹ hơn.
  • Giảm nhẹ về khung hình phạt: Dựa trên các tình tiết, chứng cứ, lời khai,… luật sư bào chữa thuyết phục hội đồng xét xử áp dụng một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo quy định tại Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015.

Thứ ba, bào chữa theo hướng điều tra bổ sung:

Theo Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong những trường hợp sau thì luật sư có thể đề xuất Hội đồng xét xử trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm mục đích làm rõ các tình tiết khách quan và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị truy tố:

  • Thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 mà không thể bổ sung tại phiên tòa được.
  • Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
  • Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

>>> Xem thêm: Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Luật sư tư vấn bào chữa tội phạm sử dụng công nghệ cao

Tư vấn phương án tự bảo vệ đúng luật định

Việc tự bảo vệ bản thân trong vụ án hình sự là quyền lợi và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả, việc tự bảo vệ cần tuân theo đúng quy định của pháp luật. Dưới đây là một số dịch vụ tư vấn phương án tự bảo vệ trong vụ án hình sự đúng luật định:

  • Tư vấn về xác định tội danh, cấu thành tội phạm của tội phạm công nghệ cao;
  • Tư vấn về các quy định của pháp luật cụ thể về từng loại tội phạm và định khung hình phạt đối với những tội phạm cụ thể
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về hình sự và xây dựng các phương án bào chữa
  • Các vấn đề về các quy định về các tình tiết để được xem xét giảm nhẹ hay tăng nặng khung hình phạt, chuyển khung hình phạt, các trường hợp chuyển hóa tội phạm
  • Tư vấn về các quy định của pháp luật hình sự, cách thức xử lý vi phạm phụ thuộc vào độ tuổi của người phạm tội
  • Tư vấn và đánh giá về các mặt chủ quan và khách quan của tội phạm để đánh giá về mức độ phạm tội của khách hàng.
  • Tư vấn về thời hạn để được xóa án tích và các trình tự thủ tục để thực hiện việc xóa án tích.

Tham gia bào chữa

Theo quy định tại Điều 72, Điều 74, khoản 2 Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì Luật sư có thể tham gia với tư cách người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, của bị hại, đương sự.

Luật sư có thể tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Như vậy, luật sư có thể tham tố tụng khi khởi tố bị can hoặc người bị bắt có mặt tại trụ sở, kết thúc điều tra tùy vào từng trường hợp.

Khi tham gia vụ án hình sự thì luật sư nhận bào chữa vụ án hình sự được thực hiện những công việc như sau:

  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã kể từ khi có quyết định tạm giữ.
  • Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị can kể từ khi có quyết định khởi tố bị can.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị cáo kể từ khi có quyết định đưa bị cáo ra xét xử.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì luật sư có thể thay mặt họ trình bày lời cáo buộc tại tòa.

Chi phí thuê luật sư bào chữa tội phạm sử dụng công nghệ cao

Chi phí thuê luật sư bào chữa tội phạm sử dụng công nghệ cao không cố định cho tất cả các vụ tranh chấp mà được xác định trên các tiêu chí sau:

  • Nội dung, tính chất của vụ án.
  • Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để giải quyết vụ tranh chấp;
  • Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

Tùy theo từng tình tiết và tài liệu, chứng cứ hiện có của vụ án mà Luật sư sẽ đưa ra mức giá cụ thể. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa hình sự, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ đến số hotline: 1900.633.716 để được tư vấn báo phí.

Chi phí thuê luật sư bào chữa tội phạm về sử dụng công nghệ cao

Chi phí thuê luật sư bào chữa tội phạm về sử dụng công nghệ cao

>>> Xem thêm: Giá thuê luật sư hình sự

Dịch vụ luật sư tư vấn bào chữa tội phạm sử dụng công nghệ cao đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người phạm tội. Với kiến thức chuyên sâu về tư vấn luật hình sự và các quy định về tội phạm sử dụng công nghệ cao, đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ đồng hành với khách hàng trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Nếu cần sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa thì xin liên hệ qua số hotline: 1900.633.716 để được hỗ trợ.

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 273 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716