Luật sư tư vấn xử lý về tội đánh nhau, cố ý gây thương tích

Luật sư tư vấn xử lý về tội đánh nhau, cố ý gây thương tích là việc làm cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại. Bởi, trên thực tế có rất nhiều trường hợp đánh nhau, cố ý gây thương tích và yêu cầu bồi thường thiệt hại xảy ra. Vậy làm thế nào để xác định mức xử phạt và hướng xử lý về tội đánh nhau, cố ý gây thương tích này. Mời quý khách hàng theo dõi bài viết của Luật L24H dưới đây.

Luật sư xử lý tội đánh nhau, cố ý gây thương tích

Luật sư xử lý tội đánh nhau, cố ý gây thương tích

Tội đánh nhau, cố ý gây thương tích phạm tội gì?

Đánh nhau, cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng thương tích cụ thể. Hành vi đánh nhau, cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi đánh nhau, cố ý gây thương tích có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo từng mức độ khác nhau.

Xử phạt vi phạm hành chính

Hành vi đánh nhau, cố ý gây thương tích có thể bị phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 32 tháng 12 năm 2021 do Chính Phủ ban hành

Hành vi đánh nhau, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Khi nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 ta thấy để hành vi đánh người phải chịu trách nhiệm hình sự cần thỏa các điều kiện sau:

  • Có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị hại từ 11% trở lên. Hoặc tỷ lệ tổn thương dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp luật định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Hình phạt tội phạm

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
  • đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Cơ sở pháp lý: Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

>>> Xem thêm: Đánh người gây thương tích trên 11%

Có cần thuê luật sư tư vấn, bào chữa tội cố ý gây thương tích?

Việc thuê luật sư tư vấn, bào chữa tội cố ý gây thương tích sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của bạn một cách tốt nhất:

  • Luật sư là người bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tối ưu nhất của bị can/bị cáo trong vụ án cố ý gây thương tích;
  • Là người am hiểu kiến thức pháp luật tường tận, đưa ra phương án bào chữa tốt nhất cho bị can/bị cáo theo đúng quy định của pháp luật;
  • Là người có thể đồng hành cùng bị can/bị cáo xuyên suốt quá trình vụ án từ giai đoạn đầu khởi tố, trong quá trình tố tụng và sau khi tuyên án;
  • Giúp bị can/bị cáo giảm nhẹ tội dựa trên những tình tiết của sự việc bằng những lý lẽ thuyết phục và sắc bén.

>>> Xem thêm: Cách viết đơn khởi kiện bị đánh

Luật sư tư vấn tội cố ý gây thương tích

Luật sư tư vấn tội cố ý gây thương tích

Công việc luật sư tư vấn, bào chữa

Tư vấn pháp luật

  • Tư vấn luật hình sự về biện pháp xử lý hành vi đánh nhau, cố ý gây thương tích;
  • Hỗ trợ thân chủ tìm bằng chứng, chứng cứ trong vụ án;
  • Tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp, xem xét và đánh giá chứng cứ;
  • Soạn đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự;
  • Soạn thảo hồ sơ, văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khởi tố hình sự hành vi đánh nhau, cố ý gây thương tích;
  • Hỗ trợ giải quyết công việc tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đứng ra làm luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ tại Tòa án.

Tham gia bào chữa

  • Tư vấn về xác định tội danh, cấu thành tội phạm của tội đánh nhau, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác;
  • Hướng dẫn yêu cầu giám định lại thương tật theo quy định của pháp luật;
  • Hỗ trợ khách hàng trong việc thu thập hồ sơ tài liệu căn cứ ngoại phạm hoặc các tình tài liệu khác để được xem xét áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đảm bảo quá trình tố tụng được thực hiện công bằng, đúng pháp luật;
  • Sao chụp tài liệu tại Tòa án, thực hiện nghiên cứu hồ sơ, soạn thảo bản luận cứ bào chữa tại Tòa án;
  • Luật sư bào chữa sẽ tham gia cùng thân chủ tại các buổi lấy lời khai tại cơ quan điều tra, tham gia phiên toà xét xử sơ thẩm, phúc thẩm tại Toà án.

Khi nào thì được thuê luật sư bào chữa bảo vệ?

Căn cứ theo Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng được quy định như sau:

  • Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
  • Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
  • Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Như vậy, người bào chữa tham gia tố tụng trong 3 trường hợp nêu trên. Trong trường hợp hành vi vi phạm vừa xảy ra và người thực hiện hành vi chưa bị bắt, bị tạm giữ thì có thể thuê Luật sư tư vấn hình sự.

Chi phí thuê luật sư tư vấn, bào chữa ra sao?

Phí Tư Vấn Trực Tiếp Ban Đầu: 1.000.000đ/lần tiếp (được hoàn lại nếu khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật L24H)

Phí Dịch Vụ Thanh Toán Theo Hạng Mục Hoàn Thành Cố Định:

  • Tùy theo từng vụ việc và hồ sơ thực tế của vụ việc.
  • Phí được dự trù tổng thể và tách ra thanh toán theo lộ trình công việc dịch vụ luật sư hoàn thành (Có thể thay đổi tùy vào diễn biến thực tế của quá trình giải quyết vụ việc).
  • Chi phí dịch vụ Luật sư nêu trên không bao gồm các khoản phí, lệ phí Nhà nước, các khoản thuế và nghĩa vụ tài chính khác mà Quý khách hàng phải nộp theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa khách hàng với bên thứ ba.

Phí dịch vụ sẽ được hai bên thỏa thuận và thống nhất trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trường hợp trong quá trình giải quyết vụ án có các vấn đề khác gây phát sinh về chi phí thì phần phát sinh đó sẽ được thỏa thuận tại phụ lục hợp đồng.

Chi phí thuê luật sư tư vấn, bào chữa

Chi phí thuê luật sư tư vấn, bào chữa

Trên đây là bài viết về dịch vụ Luật sư tư vấn xử lý về tội đánh nhau, cố ý gây thương tích. Quý khách hàng nếu có nhu cầu tư vấn chuyên sâu, cụ thể hơn, về hướng xử lý trong các trường hợp bị đánh gây thương tật, vui lòng liên hệ số tổng đài 1900633716 để được Luật sư hình sự Luật L24H tư vấn giải đáp cụ thể. Xin chân thành cảm ơn.

 Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 204 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716