Dịch vụ luật sư bào chữa gây tai nạn chết người tại Cần Thơ

Luật sư bào chữa gây tai nạn chết người tại Cần Thơ là một trong những dịch vụ thường xuyên của Luật L24H bởi lẽ các vụ việc tai nạn giao thông diễn ra ngày càng nghiêm trong cả về mặt số lượng và mức độ nguy hiểm. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ trình bày một cách cơ bản về trách nhiệm khi gây ra tai nạn giao thông chết người cũng như các dịch vụ Luật sư bào chữa cho bị cáo ở Cần Thơ.

Bào chữa gây tai nạn chết người tại Cần Thơ

Bào chữa gây tai nạn chết người tại Cần Thơ

Gây tai nạn giao thông chết người có phạm tội không?

Các yếu tố cấu thành Tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ bao gồm các yếu tố được quy định tại Điều 260 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

Mặt khách thể

Xâm phạm đến sự an toàn giao thông đường bộ, qua đó gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác

Mặt khách quan

Hành vi của người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ

  • Tham gia giao thông đường bộ là hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ hoặc hành vi khác: đi bộ, chạy,… trên các tuyến đường giao thông đường bộ
  • Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm: các loại xe có gắn động cơ hoặc các phương tiện thô sơ: xe đạp, xe xích lô,..
  • Các hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ được quy định ở Luật Giao thông đường bộ hiện hành.

Hậu quả: Hành vi phạm quy định về giao thông đường bộ phải gây ra hậu quả. Hậu quả bao gồm gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi vi phạm nêu trên là nguyên nhân gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe, tài sản.

Mặt chủ quan

Tội này được thực hiện do lỗi vô ý. Có thể do quá tự tin hoặc do quá cẩu thả nên đã vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác

Mặt chủ thể

Chủ thể là người tham gia giao thông đường bộ, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi tuổi chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể là từ đủ 16 tuổi trở lên chịu trách hình sự về mọi tội phạm (khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Như vậy, người gây ra tai nạn giao thông chết người chỉ được coi là phạm tội khi có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm nêu trên.

Xử lý hành vi gây tai nạn giao thông

Trách nhiệm hình sự

Khi người có hành vi gây ra tai nạn giao thông đường bộ thì có thể chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông được bộ được quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với các khung hình phạt như sau:

Thứ nhất, Bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Thứ hai, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  • Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  • Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Thứ ba, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Thứ tư, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Thứ năm, Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

>>> Xem thêm: Khung hình phạt gây tai nạn giao thông chết người

>>> Xem thêm: Cố ý lái xe gây tai nạn chết người bị xử lý như thế nào?

Trách nhiệm dân sự

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Căn cứ theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

  • Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng;
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị hư hỏng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Căn cứ theo quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Căn cứ vào Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 thì thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại kh do luật quy định.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu

Vì vậy, khi một người có hành vi gây ra tai nạn giao thông thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn về tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm.

>>>Xem thêm: Mức tiền bồi thường gây tai nạn giao thông chết người là bao nhiêu?

>>>Xem thêm: Luật bồi thường tai nạn giao thông chết

Tại sao cần phải có Luật sư bào chữa tại Cần Thơ

  • Các vụ tai nạn giao thông ngày càng phức tạp, không chỉ đơn thuần gây ra thiệt hại về tài sản mà còn gây ra thiệt hại về sức khỏe thậm chí là tính mạng.
  • Mức độ hiểu biết về pháp luật một cách sâu sắc của người dân còn hạn chế. Do đó, cần phải có sự tư vấn của Luật sư để hiểu rõ hơn quy định pháp luật xoay quanh về tội danh bị truy tố
  • Đội ngũ Luật sư có trình độ chuyên cao về pháp luật cũng như khả năng giải quyết các vụ việc trên thực tế để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng
  • Luật sư bào chữa sẽ là người tham gia xuyên suốt quá trình tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho bị cáo
  • Luật sư cũng sẽ đồng hành với thân chủ để thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm minh oan hoặc giảm nhẹ hình phạt cũng như tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
  • Luật sư có thể giúp cho bị cáo gỡ tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: khung hình phạt, mức phạt thông qua việc đưa ra các lập luận, lý lẽ sắc bén, thuyết phục thẩm phán, bồi thẩm đoàn hoặc đưa ra các giải pháp để được giảm nhẹ

Như vậy Luật sư bào chữa có vai trò rất quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người có hành vi phạm tội

>>> Xem thêm: Chi phí thuê luật sư tại Cần Thơ

Thời điểm Luật sư tham gia bào chữa

  • Căn cứ Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì Luật sư tham gia bào chữa kể từ khi khởi tố bị can
  • Tuy nhiên, trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
  • Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Như vậy, thời điểm sớm nhất Luật sư có thể tham gia tố tụng ngay từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của cơ quan điều tra nếu được mời hoặc lựa chọn bào chữa và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Thủ tục mời Luật sư bào chữa

Theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Điều 3, Điều 4 Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố thì để mời Luật sư tham gia vào vụ án hình sự cần  phải tiến hành các thủ tục sau:

  1. Bước 1: Khi người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có nhu cầu nhờ Luật sư bào chữa thì Điều tra viên sẽ hướng dẫn viết giấy yêu cầu luật sư
  2. Bước 2: Trong vòng 24 giờ, Cơ quan Điều tra gửi giấy yêu cầu luật sư bào chữa đến luật sư mà bị can nhờ bào chữa trong trường hợp có chỉ đích danh hoặc gửi giấy nhờ người thân / giấy yêu cầu luật sư bào chữa nhưng không chỉ đích danh đến người thân của bị can để người thân bị can nhờ luật sư bào chữa
  3. Bước 3: Khi nhận được giấy yêu cầu Luật sư bào chữa thì Luật sư phải đăng ký bào chữa và phải xuất trình các giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
  4. Bước 4: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Mẫu đơn mời Luật sư bào chữa tại Cần Thơ

Mẫu đơn mời Luật sư bào chữa tại Cần Thơ

Dịch vụ Luật sư bào chữa vụ án tai nạn giao thông tại Cần Thơ

  • Tư vấn Giải quyết tai nạn giao thông chết người
  • Tư vấn các dấu hiệu cấu thành tội phạm khi có hành vi gây tai nạn giao thông;
  • Tư vấn về khung hình phạt và mức hình phạt mà người gây tai nạn giao thông có thể gánh chịu;
  • Hướng dẫn về trình tự, thủ tục tố tụng hình sự để người phạm tội có thể nắm rõ;
  • Phân tích tình tiết vụ án để đưa ra các ý kiến pháp lý chống lại sự buộc tội, thu thập các chứng, tài liệu để minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;
  • Đưa ra các giải pháp để giảm nhẹ khung hình phạt, mức hình phạt;
  • Hỗ trợ trong soạn thảo đơn từ và tống đạt đơn từ đến cơ quan có thẩm quyền: đơn xin giảm nhẹ hình phạt, đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, đơn kháng cáo;
  • Tham gia vào toàn bộ quá trình tố tụng giải quyết vụ án để bảo vệ quyền lợi cho bị cáo bao gồm việc tranh tụng tại Tòa.

Luật sư tham gia bào chữa tai nạn giao thông tại Cần Thơ

Luật sư tham gia bào chữa tai nạn giao thông tại Cần Thơ

Một người có hành vi gây ra tai nạn giao thông có thể bị xử lý hành chính, bồi thường thiệt hại hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm nặng nhất trong các loại trách nhiệm pháp lý mà người có hành vi vi phạm pháp luật có thể gánh chịu: có thể bị phạt tiền, phạt tù và thẩm chí là tử hình. Do đó, để đảm bảo lợi ích tốt nhất trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì khách hàng có thể liên hệ đến dịch vụ luật sư tại Văn phòng Luật L24H qua Hotline: 1900.633.716 để được các Luật sư Hình sự tư vấn và bào chữa một hiệu quả và tốt nhất. Xin cảm ơn.

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 214 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716