Lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ, tư vấn xử lý vỡ nợ

Lỗi thoát nào khi không còn khả năng trả nợ, tư vấn xử lý vỡ nợ là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm khi bản thân mất khả năng trả nợ. Chủ nợ sẽ phải chịu nhiều rủi ro khi người vay tiền bị vỡ nợ. Bài viết dưới đây Luật 24H sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về việc xử lý khi không còn khả năng trả nợ hoặc thiếu nợ không trả.

Lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ

Lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ, tư vấn xử lý vỡ nợ

Vỡ nợ là gì?

Vỡ nợ (tiếng Anh là Default) là việc một cá nhân hay doanh nghiệp, thậm chí các quốc gia không có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Hiểu đơn giản, vỡ nợ chính là việc bạn không trả được nợ bao gồm cả lãi hoặc gốc của một khoản vay.

Không còn khả năng trả nợ bị xử lý như thế nào?

Khi vay tiền giữa cá nhân với nhau:

  • Theo quy định tại Điều 466 Bộ Luật dân sự 2015, thì bên vay phải có nghĩa vụ trả tiền khi đã đến hạn thanh toán. Trong trường hợp vỡ nợ không còn khả năng trả thì bên cho vay sẽ thực hiện thỏa thuận được nêu trong hợp đồng:
  1. Nếu có tài sản đảm bảo: Bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp, tài sản bảo đảm… để trừ nợ. Thường việc vay có tài sản đảm bảo sẽ áp dụng trong trường hợp vay thế chấp tại ngân hàng. Đến hạn trả nợ, nếu bên vay không trả được thì ngân hàng sẽ tiến hành các biện pháp xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
  2. Nếu không có tài sản đảm bảo: Hai bên thỏa thuận về việc trả nợ hoặc gia hạn thời hạn trả nợ… Nếu không thoả thuận được thì bên cho vay có thể khởi kiện ra Tòa để đòi nợ.

>> Tham khảo thêm bài viết về: vay tiền ngân hàng không có khả năng chi trả

  • Phải chịu thêm một số khoản lãi trả chậm hoặc phí phạt do không trả nợ đúng hạn.
  • Có thể bị khởi kiện ra Tòa để đòi nợ.

Bên vay tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự (phạt tù) nếu đến thời hạn trả nợ, bên vay bỏ trốn hoặc dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị truy tố về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 và khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2017

Trường hợp vỡ nợ bị chuyển sang quan hệ hình sự.

Việc vay nợ chỉ chuyển thành quan hệ hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Các nguyên nhân dẫn đến nợ nần

Vỡ nợ chuyển sang quan hệ hình sự khi nào?

  • Đến hạn trả nợ người vay tiền không không trả tiền đúng hạn và có hành vi bỏ trốn, lừa dối chủ nợ, tùy vào từng trường hợp cự thể mà người vay tiền có thể bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Trường hợp sẽ bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015) nếu vay, mượn, thuê tài sản của cá nhân khác hoặc nhận được tài sản của cá nhân khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. cũng sẽ bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015)

Thủ tục khởi kiện đòi nợ

hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi nợ

Hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi nợ

Hồ sơ

  • Đơn khởi kiện. (theo mẫu của 23 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)
  • Bản sao có công chứng, chứng thực CCCD/ CMND, hộ khẩu của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…
  • Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền… (nếu có).
  • Các tài liệu, chứng cứ khác có liên quan đến việc vay nợ.

Trình tự, thủ tục

  1. Bước 1: Liên hệ lại với bên vay nợ để xác nhận nợ/đưa ra thời hạn trả nợ hoặc thương lượng việc trả nợ lần cuối trước khi khởi kiện.
  2. Bước 2: Nộp đơn khởi kiện đòi nợ cá nhân cùng chứng cứ lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
  3. Bước 3: Tiến hành thủ tục hòa giải, tiếp cận chứng cứ
  4. Bước 4: Tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án.
  5. Bước 5: Yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Tòa án để thu hồi nợ cá nhân

Luật sư tư vấn xử lý vỡ nợ mất khả năng chi trả

  • Tư vấn về cách xử lý khi bị vỡ nợ;
  • Tư vấn hồ sơ, trình tự khởi kiện đòi nợ;
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo đơn khởi kiện và hồ sơ khác có liên quan;
  • Tham gia tranh tụng tại tòa khi được ủy quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;

Để đòi lại được tiền cũng như tài sản khi bên vay không còn khả năng trả nợ thì cần phải nắm rõ quy định của pháp luật nhằm bảo vệ được quyền lợi của mình. Bên cạnh đó người vay nợ mất khả năng chi trả cũng phải nắm được tình trạng, tình hình thực tế của mình để xin gia hạn trả nợ, tránh bị xử lý hình sự, cách giải quyết khi vỡ nợ không có khả năng chi trả. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì hãy vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn 1900.633.716 để được các luật sư tư vấn luật dân sự, hình sự tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716