Vay tiền ngân hàng không có khả năng chi trả thì nên xử lý như thế nào?

Vay tiền ngân hàng để làm vốn kinh doanh, đầu tư sản xuất kinh doanh nhưng không ích trường hợp làm ăn thua lỗ dẫn đến vỡ nợ không còn khả năng chi trả. Vậy trường hợp này có bị truy cứu trách cứu trách nhiệm hình sự không? Lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ sẽ được Luật L24H tư vấn hướng xử lý cụ thể để hạn chế thấp nhất tình huống xấu nhất.

Xử lý hành vi vay nợ ngân hàng không trả
Xử lý hành vi vay nợ ngân hàng không trả

Nghĩa vụ của bên vay ngân hàng

  1. Bên vay ngân hàng phải trả đủ tiền khi đến hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  3. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
  • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015;
  • Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 466 Bộ luật dân sự 2015

Vay nợ ngân hàng không có khả năng chi trả sẽ bị xử lý như thế nào?

  • Pháp luật Việt Nam đã quy định về điều kiện để được ngân hàng cho vay, chủ yếu qua hai hình thức là thế chấp và tín chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Từ đó, khi bên vay tiền mất khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp, tài sản cầm cố,…
  • Trong trường hợp bên vay tiền không có tài sản thế chấp hoặc mất khả năng chi trả nợ thì bên cho vay gần như không có cơ hội lấy lại tài sản. Khi đó, bên cho vay phải khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa sẽ ra một bản án để phán quyết xem nghĩa vụ trả nợ là bao nhiêu và bao giờ. Hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả nợ dựa trên bản án (tự nguyện thi hành). Nếu bên vay tiền không tự nguyện chấp hành bản án thì bên cho vay tiền có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án.

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Vay nợ ngân hàng không trả có thể bị khởi tố hình sự

Vay nợ ngân hàng không trả có thể bị khởi tố hình sự

Vay tiền ngân hàng không trả có bị khởi tố hình sự không?

Hành vi vay tiền ngân hàng không trả chỉ có thể bị khởi tố hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu thỏa các dấu hiệu phạm tội sau:

  • Khách thể: Xâm phạm đến tài sản của ngân hàng.
  • Chủ thể: là cá nhân có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
  • Mặt khách quan:
  1. Hành vi: có được tài sản thông qua hợp đồng vay ngân hàng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; Vay ngân hàng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
  2. Hậu quả: không thể trả lại cho ngân hàng số tiền vay từ 4 triệu trở lên hoặc dưới 4 triệu nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
  3. Mối quan hệ nhân quả: hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả
  • Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp – người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra

Cơ sở pháp lý: Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Luật sư tư vấn hành vi vay nợ ngân hàng không trả

Luật sư tư vấn hành vi vay nợ ngân hàng không trả

Luật sư tư vấn hành vi vay nợ ngân hàng không có khả năng chi trả

  • Tư vấn về phương hướng giải quyết khi bên vay ngân hàng không còn khả năng trả nợ
  • Tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp cũng như hồ sơ vụ kiện
  • Tham gia vào quá trình tố tụng khi khách hàng ủy quyền

Nghĩa vụ của bên vay ngân hàng, vay tiền ngân hàng không có khả năng chi trả sẽ bị xử lý như thế nào? có bị khởi tố hình sự không? là những vấn đề liên quan đến câu hỏi vay nợ ngân hàng không có khả năng chi trả thì nên xử lý như thế nào? mà Luật L24H cung cấp cho bạn đọc. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì cần tư vấn luật vay tiền, thanh toán, trách nhiệm dân sự, hình sự vui lòng gọi đến số Hotline 1900.633.716  để được luật sư tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (26 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716