Khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu để trốn thuế xử phạt thế nào? Là vấn đề liên quan đến chế tài xử phạt khi thực hiện hành vi kê khai số lượng sản phẩm như mã loại hình, chủng loại hàng nhập, xuất khẩu không đúng với thực tế. Việc khai sai số lượng để trốn thuế sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật. Bài viết dưới đây Luật L24H sẽ làm rõ về vấn đề này, mời tham khảo.
Xử phạt khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu để trốn thuế
Quy định về kê khai hồ sơ hải quan
Khai hải quan là việc người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin, dữ liệu về đối tượng làm thủ tục hải quan bằng các hình thức được pháp luật quy định.
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan 2014, Điều này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung Nghị định 58/2018/NĐ-CP quy định về người khai hải quan như sau:
Người khai hải quan gồm:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.
- Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền.
- Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư miễn thuế.
- Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa, trung chuyển hàng hóa”
- Đại lý làm thủ tục hải quan.
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ hàng có yêu cầu khác.
>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn về thủ tục hải quan
Khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu bị xử lý thế nào?
Xử lý hành chính
Không nhằm mục đích trốn thuế
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, hành vi khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu so với thực tế có trị giá tang vật trên 10.000.000 đồng:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm: Khai sai so với thực tế về lượng hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển; hoặc Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối: Khai sai so với thực tế về lượng, tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp trên
Người khai hải quan có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu trong trường hợp sau:
- Kê khai số lượng sản phẩm xuất khẩu thấp hơn thực tế.
- Kê khai số lượng sản phẩm xuất khẩu cao hơn thực tế.
Vì thế, người khai hải quan cần lưu ý kê khai hồ sơ hải quan đầy đủ, chính xác, trung thực để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính.
>>> Xem thêm: Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trong xử phạt hành chính
Nhằm mục đích trốn thuế
Căn cứ điểm đ, h khoản 1, khoản 2 Điều 14 Nghị định 128/2020/NĐ-CP thì hành vi khai sai nhằm mục đích trốn thuế mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị
- phạt 01 lần số tiền thuế trốn trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng;
- Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn:
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội trốn thuế.
Cụ thể, hành vi khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định theo BLHS 2015 chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- Có tổ chức;
- Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản
Đối với Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
- Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 200 BLHS 2015 đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định theo BLHS 2015 chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 BLHS 2015, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của BLHS 2015 thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này, cần xác định được hành vi khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu có mục đích trốn thuế. Mục đích trốn thuế được xác định căn cứ vào các yếu tố sau:
- Người khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu biết rõ số lượng sản phẩm thực tế xuất khẩu nhiều hơn số lượng đã khai trên tờ khai hải quan.
- Người khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu mong muốn giảm số tiền thuế phải nộp.
Người khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi hành vi của họ đáp ứng đủ các yếu tố cấu thành tội trốn thuế quy định tại Điều 200 BLHS.
>>> Xem thêm: Khung hình phạt pháp nhân thương mại đối với tội trốn thuế
>>> Xem thêm: Trốn thuế bao nhiêu thì bị khởi tố hình sự
Khai sai số lượng sản phẩm để trốn thuế có thể bị phạt tù bao nhiêu năm?
Phạt tù khi khai sai số lượng sản phẩm để trốn thuế
Theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người khai sai số lượng sản phẩm để trốn thuế có thể bị phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
Tuy nhiên, mức phạt tù cụ thể sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Mức độ trốn thuế: Số tiền thuế trốn càng lớn thì mức phạt tù càng cao.
- Lần vi phạm: Người phạm tội tái phạm thì mức phạt tù sẽ cao hơn người phạm tội mới phạm.
- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: Người phạm tội có các tình tiết tăng nặng thì mức phạt tù sẽ cao hơn người phạm tội không có tình tiết tăng nặng.
Để tránh bị xử lý hình sự, người khai hải quan cần kê khai hồ sơ hải quan đầy đủ, chính xác, trung thực và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
Tư vấn, bào chữa khi khai báo sai số lượng sản phẩm để trốn thuế
Luật sư tư vấn, bào chữa tội trốn thuế
- Phân tích, đánh giá tình huống, đánh giá tài liệu, chứng cứ và đưa ra đề xuất, phương án giải quyết phù hợp;
- Hướng dẫn soạn thảo hồ sơ, tài liệu giấy tờ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tội trốn thuế cho khách hàng, chuyển tội danh hoặc chuyển hoá thành vi phạm hành chính
- Thực hiện chức năng bào chữa góp phần nhằm giảm hoặc loại bỏ trách nhiệm nhiệm hình sự, bảo vệ tối đa quyền lợi của bị can, bị cáo tội trốn thuế;
- Thu thập tài liệu, chứng cứ thực hiện các quyền trong phạm vi của trong giai đoạn điều tra, truy tố giúp cho vụ án được giải quyết khách quan, toàn diện, tránh oan sai, ảnh hưởng đến người vô tội.
>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa
Việc kê khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu để trốn thuế sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật bao gồm xử phạt hành chính và bị xử lý hình sự. Tùy vào mức độ vi phạm mà chủ thể thực hiện sẽ có chế tài khác nhau. Trên đây là bài viết Luật L24H cung cấp thông tin về xử phạt đối với việc khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu để trốn thuế. Trong trường hợp có thắc mắc hoặc cần dịch vụ tư vấn pháp luật thuế , Luật sư tư vấn luật hình sự qua điện thoại quý khách có thể liên hệ qua hotline 1900.633.716 để được luật sư chuyên môn tư vấn kịp thời hiệu quả.