Hủy hợp đồng mua bán nhà đất do một bên vi phạm nghĩa vụ được không?

Việc hủy hợp đồng mua bán nhà đất do một bên vi phạm nghĩa vụ là quyền hợp pháp của bên kia. Tuy nhiên, để thực hiện quyền này, bên muốn hủy hợp đồng cần tuân thủ các quy định của pháp luật về điều kiện, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thể thỏa thuận được với bên vi phạm, bên muốn hủy hợp đồng có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng vô hiệu và bồi thường thiệt hại nếu có. Ngoài ra, bên muốn hủy hợp đồng cũng cần lưu ý đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong quá trình giải quyết tranh chấp, sẽ được tôi trình bày thông qua bài viết dưới đây.

Hủy hợp đồng mua bán nhà đất do một bên vi phạm nghĩa vụ

Hủy hợp đồng mua bán nhà đất do một bên vi phạm nghĩa vụ

Điều kiện có hiệu lực hợp đồng mua bán nhà đất

Trước hết, điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực thì bao gồm:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định

Thêm vào đó, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản theo quy định

Tóm lại, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ở có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng.

>>>Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự

Cơ sở pháp lý: Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013

Hủy hợp đồng mua bán nhà đất do một bên vi phạm nghĩa vụ

Điều kiện để hủy hợp đồng mua bán nhà đất.

Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:

  • Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
  • Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
  • Trường hợp khác do luật quy định.

Như vậy, từ những trường hợp nêu trên thì việc một bên vi phạm nghĩa vụ thuộc trường hợp hợp đồng bị hủy bỏ do một bên không thực hiện nghĩa vụ hoặc trong trường hợp các bên không có thỏa thuận nhưng một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng thì bên còn lại cũng có quyền hủy bỏ. Tuy nhiên, việc vi phạm nghĩa vụ không đáng kể thì các bên có thể thỏa thuận hoặc hủy hợp đồng nếu đó là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận trước đó.

Lưu ý: Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Cơ sở pháp lý: Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015

Điều kiện để hủy hợp đồng mua bán nhà đất

Điều kiện để hủy hợp đồng mua bán nhà đất

Hậu quả pháp lý khi Hủy hợp đồng mua bán nhà đất.

Những hậu quả pháp lý có thể xảy ra khi huỷ hợp đồng do một bên vi phạm nghĩa vụ:

  • Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
  • Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
  • Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
  • Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định, luật khác có liên quan.

Lưu ý: Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015

Mẫu đơn khởi kiện huỷ hợp đồng mua bán nhà đất

Mẫu đơn khởi kiện hủy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

đơn khởi kiện huỷ hợp đồng mua bán nhà đất

>>>Tải mẫu đơn khởi kiện huỷ hợp đồng mua bán nhà đất: TẠI ĐÂY

>>>Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện hủy hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

Trình tự khởi kiện huỷ hợp đồng mua bán nhà đất

Hồ sơ khởi kiện như sau:

  • Đơn khởi kiện huỷ hợp đồng mua bán nhà đất theo mẫu 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
  • Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích bị xâm phạm như hợp đồng mua bán nhà đất, giấy tờ ghi nhận việc giao tiền, các loại giấy tờ khác có liên quan,… trừ trường hợp vì lý do khách quan không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

Trình tự, thủ tục như sau:

  1. Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền.
  2. Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  3. Bước 3: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét và giải quyết đơn khởi kiện;
  4. Bước 4: Tòa án sẽ xem xét những tài liệu, chứng cứ, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
  5. Bước 5: Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tạm ứng án phí, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp, đương sự nộp lại biên lai thu tiền cho Tòa án, tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.
  6. Bước 6: Thời hạn chuẩn bị xét xử của Tòa án là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì được gia hạn thêm 2 tháng
  7. Bước 7: Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Cơ sở pháp lý: Điều 189, Điều 190, Điều 191, Điều 195, Điều 197, Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Bên vi phạm nghĩa vụ có phải bồi thường cho bên còn lại không?

Như đã phân tích như trên, dựa vào hậu quả pháp lý khi các bên huỷ bỏ hợp đồng thì bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường. Ngoài ra, bên huỷ bỏ hợp đồng sẽ không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp đã nêu trên.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 423, khoản 3 Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015

Bên vi phạm nghĩa vụ có phải bồi thường cho bên còn lại

Bên vi phạm nghĩa vụ có phải bồi thường cho bên còn lại không?

Tư vấn về hủy hợp đồng mua bán nhà đất

  • Tư vấn về các vấn đề để huỷ hợp đồng mua bán nhà đất;
  • Tư vấn về thủ tục khởi kiện huỷ hợp đồng mua bán nhà đất;
  • Giúp khách hàng đưa ra các lý do hợp lý, khả quan về vấn đề mà khách hàng đang gặp phải để có thể huỷ hợp đồng mua bán nhà đất;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện dân sự và chuẩn bị các tài liệu liên quan, cần thiết.
  • Luật sư thay mặt khách hàng tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề hủy hợp đồng mua bán nhà đất do một bên vi phạm nghĩa vụ. Nếu bạn cần thêm tư vấn hoặc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Thủ tục khởi kiện hủy hợp đồng mua bán nhà đất bạn có thể liên hệ với tôi qua số điện thoại 1900.633.716 để được tư vấn hướng dẫn cụ thể.

Scores: 5 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716