Hợp đồng góp vốn vô hiệu khi nào đã được pháp luật về dân sự quy định. Về nguyên tắc thì hợp đồng vô hiệu khi không đáp ứng một số quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng góp vốn vô hiệu khi nào thì Luật L24H xin mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Hợp đồng góp vốn vô hiệu khi nào
Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng góp vốn
Hiện nay, pháp luật hiện hành vẫn chưa có quy định cụ thể về hợp đồng góp vốn. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự 2015 có đưa ra khái niệm chung về hợp đồng như sau: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Như vậy, hợp đồng góp vốn là việc các bên thực hiện việc đóng góp tài sản của mình để làm một công việc nhất định, thông thường là kinh doanh để sinh lợi.
Để hợp đồng góp vốn có hiệu lực thì cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Bên cạnh đó, cần lưu ý Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Cơ sở pháp lý: Điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015.
>>> Xem thêm: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự
Quy định về một số trường hợp hợp đồng góp vốn vô hiệu
Hợp đồng góp vốn vô hiệu được hiểu là hợp đồng có các thỏa thuận về bản chất là bất hợp pháp hoặc vi phạm quy định của pháp luật. Một số trường hợp hợp đồng góp vốn bị vô hiệu:
- Vô hiệu do nội dung của hợp đồng có vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
- Vô hiệu do giả tạo;
- Vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện,
- Vô hiệu do bị nhầm lẫn, trừ trường hợp mục đích xác lập hợp đồng dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng dân sự vẫn đạt được.
- Vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Hình thức của hợp đồng góp vốn không tuân thủ quy định, trừ trường hợp hợp đồng có điều kiện phải lập thành văn bản nhưng các bên không lập hoặc văn bản không đúng quy định mà một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ; hoặc hợp đồng đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch.
Cơ sở pháp lý: Điều 123 đến Điều 133, Điều 407, Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015
Hậu quả pháp lý của hợp đồng góp vốn bị vô hiệu
Căn cứ tại Điều 131 Bộ Luật Dân sự 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự hay hợp đồng vô hiệu như sau:
- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
- Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, hậu quả pháp lý của hợp đồng góp vốn vô hiệu thì về nguyên tắc các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận và bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu
Hợp đồng góp vốn vô hiệu một phần
Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu từng phần quy định rằng giao dịch dân sự (hợp đồng) vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của hợp đồng vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại trong hợp đồng. Đồng thời, hậu quả pháp lý của hợp đồng góp vốn vô hiệu một phần như sau:
- Phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực;
- Phần bị vô hiệu của hợp đồng sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
- Phần hợp đồng bị vô hiệu thì các bên trong hợp đồng phải khôi phục tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận hoặc quy đổi bằng hiện vật để hoàn trả.
- Bên có lỗi khiến cho hợp đồng bị vô hiệu một phần phải bồi thường,
Vì vậy, hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu một phần thì về nguyên tắc phần còn lại vẫn còn hiệu lực, các bên vẫn phải thực hiện quyền và nghĩa vụ khi hợp đồng vô hiệu một phần.
Hợp đồng góp vốn vô hiệu toàn bộ
Hợp đồng vô hiệu toàn bộ là khi mục đích, nội dung của hợp đồng đó vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức của xã hội. Một trong các bên giao kết hợp đồng không có quyền xác lập giao dịch dân sự hoặc vi phạm một thỏa thuận và ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại, dẫn đến vô hiệu.
Hậu quả pháp lý khi hợp đồng vô hiệu toàn phần:
- Không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên kể từ thời điểm giao kết;
- Không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết, cho dù Hợp đồng đã được thực hiện trên thực tế hay chưa.
- Thực hiện hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Bên có lỗi khiến hợp đồng vô hiệu toàn phần thực hiện việc bồi thường;
Đối với hợp đồng góp vốn có hình thức là hợp đồng chính và hợp đồng phụ
- Thứ nhất, sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Thứ hai, sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Như vậy, hợp đồng góp vốn vô hiệu toàn phần khi vi phạm vào các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Các bên phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả; bên nào có lỗi thì phải bồi thường khi hợp đồng vô hiệu toàn phần.
Cơ sở pháp lý: Điều 131, Điều 407 Bộ Luật Dân sự 2015.
Tư vấn điều kiện có hiệu lực của hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh
Luật L24H xin cung cấp các dịch vụ tư vấn về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh:
- Tư vấn quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng hợp tác kinh doanh lĩnh vực đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp
- Tư vấn về hình thức hợp đồng và tính chất hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Soạn thảo hợp đồng trên cơ sở các yêu cầu của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật, đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng và cân bằng lợi ích của các bên trong hợp đồng;
- Tư vấn các quy định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn liên quan đến nội dung hợp đồng.
- Tư vấn các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh.
- Tham gia đàm phán, thương thảo để thực hiện ký kết hợp đồng cùng doanh nghiệp;
- Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông tin liên quan về các bên của hợp đồng;
- Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan khác gắn liền với dự án như đăng ký, chuyển nhượng, sang tên biến động về đất gắn liền dự án.
Tư vấn về hợp đồng góp vốn hợp tác kinh doanh
Như vậy, hợp đồng góp vốn vô hiệu khi vi phạm các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng như quy định về chủ thể hoặc quy định khác có liên quan. Khi tạo lập một hợp đồng góp vốn cần nắm rõ các nguyên tắc và các quy định của pháp luật để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng góp vốn. Nếu các bạn còn thắc mắc cần hỗ trợ xin hãy liên hệ với luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng hoặc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.633.716 được hỗ trợ nhanh nhất.