Thay vì kinh doanh đơn độc, các doanh nghiệp có xu hướng hợp tác với nhau để cùng kinh doanh và phân chia lợi nhuận đạt được. Hợp đồng hợp tác kinh doanh chính là văn bản chứng minh sự liên kết kinh tế giữa các nhà đầu tư kinh doanh. Để tìm hiểu thêm về các quy định liên quan đến loại hợp đồng này, các mẫu hợp đồng mới nhất và được cung cấp những dịch vụ soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh, mời quý bạn đọc tham khao bài viết dưới đây:
Hợp tác kinh doanh đang là xu thế hiện nay
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Chủ thể của hợp đồng BCC là tổ chức, cá nhân nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay sở hữu tư nhân. Tùy thuộc vào quy mô dự án, nhu cầu của chủ đầu tư mà không giới hạn về số lượng chủ thể tham gia trong hợp đồng.
Cơ sở pháp lý: Khoản 14, 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh có cần công chứng không?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh được coi là một hợp đồng dân sự. Do đó để hợp đồng có hiệu lực thì cần thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực của Bộ Luật dân sự tại Điều 117 Bộ Luật dân sự 2015.
Trong Bộ luật dân sự và Luật đầu tư không có quy định bắt buộc hợp đồng hợp tác kinh doanh phải công chứng, chứng thực. Do đó, nếu các bên có mong muốn được công chứng, chứng thực hoặc để tránh những vướng mắc pháp lý về sau thì có thể lựa chọn công chứng chứng thực.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư 2020.
Rủi ro trong hợp đồng hợp tác kinh doanh?
- Quan hệ giữa các chủ thể tham gia hợp đồng quá lỏng lẻo. Chủ thể tham gia không phải thành lập tổ chức kinh tế nên các bên chỉ thực hiện các quyền và nghĩa vụ thông qua những điều khoản ghi trong hợp đồng. Bên cạnh đó, tranh chấp về tình trạng phá vỡ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, ngừng hợp tác dễ xảy ra.
- Không có con dấu riêng vì không có pháp nhân thành lập nên dễ gây xung đột khi sử dụng con dấu.
- Trường hợp thực hiện hợp đồng mà bên doanh nghiệp bị phá sản sẽ ảnh hưởng đến những chủ thể tham gia hợp đồng nếu tài sản đóng góp đó đang sử dụng để tạo ra lợi nhuận.
Quy định về nội dung cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Thông tin về Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh là gì;
- Mức đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra, Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.M+ Thông tin cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh là thông tin về
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư 2020.kinh doa
Đàm phán ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh chuẩn nhất 2023
>> Tải ngay: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh
Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh nhiều bên (theo hình thức BCC)
Trường hợp nào được rút khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Có lý do chính đáng và có sự đồng ý của hơn 1/2 tổng thành viên hợp tác.
Thành viên khi rút khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia theo phần tài sản có trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi.
Các bên cũng có thể đơn phương rút khỏi hợp đồng nếu không thuộc trường hợp nêu trên. Lúc này, thành viên rút khỏi hợp đồng được coi là bên vi phạm hợp đồng và có thể phải bồi thường.
Cơ sở pháp lý: Điều 510 Bộ luật Dân sự 2015.
Khi nào hợp đồng hợp tác kinh doanh chấm dứt
- Theo thỏa thuận của cá thành viên hợp tác
- Hết thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Mục đích hợp tác đã đạt được
- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Khi chấm dứt hợp đồng, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng cần phải được thanh toán. Nếu tài sản chung không đủ thì sử dụng tài sản riêng của các thành viên. Trong trường hợp đã thanh toán hết các khoản nợ, tài sản chung vẫn còn thì sẽ được chia theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ khi có các thỏa thuận khác.
Cơ sở pháp lý: Điều 512 Bộ luật Dân sự 2015.
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Một bên trong hợp đồng muốn rút vốn đầu tư, không tiếp tục thực hiện hợp đồng.
- Tranh chấp về tài sản, lợi tức của hoạt động hợp tác kinh doanh.
- Tranh chấp liên quan đến việc minh bạch trong quản lý việc kinh doanh theo đúng thỏa thuận hợp đồng. Vấn đề này xảy ra khi bên có quyền điều hành kinh doanh cố tình gian dối, hoặc bỏ quan nghĩa vụ minh bạch hoạt động quản lý tài chính của việc hợp tác kinh doanh dẫn đến quyền lợi của các bên góp vốn bị vi phạm nghiêm trọng.
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh:
- Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, cùng nhau tìm phương án để giải quyết mâu thuẫn, không có sự tham gia của bên thứ ba. Đây thường là phương thức các bên lựa chọn khi xảy ra tranh chấp, nếu thương lượng không thành công các bên lựa chọn một phương thức khác.
- Hòa giải
Với phương thức này sẽ có sự tham gia của bên thứ ba với vai trò trung gian để tìm ra phương án giải quyết.
- Trọng tài
Ở phương thức này, các bên trong hợp đồng đưa tranh chấp nhờ bên thứ ba là các trọng tài viên hoặc các trung tâm trọng tài giải quyết. Nếu các bên chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, các bên phải có thỏa thuận trọng tài.
- Tòa án
Là phương thức giải quyết tranh chấp khi các bên không tự thương lượng, hòa giải hoặc thương lượng, hòa giải không thành, không lựa chọn phương thức giải quyết bằng trọng tài. Khi đó, một trong các bên nộp Đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Luật L24H
- Đại diện khách hàng soạn thảo hợp đồng trên cơ sở quyền và lợi ích tương xứng giữa các bên
- Tư vấn quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực đầu tư, dự án đầu tư của doanh nghiệp
- Tư vấn về hình thức hợp đồng và tính chất hợp đồng
- Soạn thảo hợp đồng trên cơ sở các yêu cầu của doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và cân bằng lợi ích của các bên trong hợp đồng;
- Tư vấn các quy định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn liên quan đến nội dung hợp đồng của doanh nghiệp
- Tham gia đàm phán, thương thảo để thực hiện ký kết hợp đồng cùng doanh nghiệp;
- Nghiên cứu tài liệu liên quan, tìm hiểu thông tin liên quan về các bên của hợp đồng trong các trường hợp cụ thể theo yêu cầu của doanh nghiệp từ đó đưa ra giải pháp tư vấn đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và lợi ích của các bên trong hợp đồng;
- Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan khác gắn liền với dự án như đăng ký, chuyển nhượng, sang tên biến động về đất gắn liền dự án.
Trên đây chúng tôi cung cấp đến quý khách các thông tin về quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh, phần nào giải đáp được vướng mắc của quý khách, lựa chọn dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Luật L24H tiết kiệm chi phí. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào hoặc có cần được tư vấn luật cụ thể hơn, xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn doanh nghiệp qua HOTLINE 1900633716 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất.