Dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục phá sản doanh nghiệp là việc luật sư với vai trò hỗ trợ khách hàng về hồ sơ cũng như thay mặt khách hàng làm việc trong suốt quá trình thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục phá sản tuyên bố phá sản doanh nghiệp là là giải pháp pháp lý giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn tài chính, thanh toán các khoản nợ và chấm dứt hoạt động một cách hợp pháp. Bài viết dưới đây xin được cung cấp thông tin về vấn đề này.
Tư vấn thủ tục phá sản doanh nghiệp
Quy định về thủ tục phá sản doanh nghiệp
Điều kiện để được công nhận phá sản doanh nghiệp
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 định nghĩa về phá sản như sau: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
- Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
- Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Như vậy, để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:
- Mất khả năng thanh toán;
- Bị Tòa án tuyên bố phá sản.
>>> Xem thêm: Giám đốc phải chịu trách nhiệm gì khi công ty phá sản
Tình trạng của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán
Chủ thể có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản
Căn cứ Điều 5 Luật Phá sản 2014 quy định về người có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
Như vậy, chủ thể có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản là những cá nhân, tổ chức được liệt kê trên.
Cơ quan thẩm quyền giải quyết phá sản doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 8 Luật Phá sản 2014 quy định cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp như sau:
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
- Doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
- Doanh nghiệp có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 2 và khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP quy định cụ thể về tài sản ở nước ngoài và vụ việc phá sản có tính chất phức tạp thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau:
- Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự ở ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Vụ việc phá sản có tính chất phức tạp là vụ việc không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản 1 Điều 8 Luật Phá sản 2014 và doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có từ trên 300 lao động trở lên hoặc có vốn điều lệ từ trên 100.000.000.000 đồng trở lên;
- Là tổ chức tín dụng; doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
- Có khoản nợ được Nhà nước bảo đảm hoặc có liên quan đến việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận về đầu tư với cơ quan, tổ chức nước ngoài;
- Có giao dịch bị yêu cầu tuyên bố là vô hiệu theo quy định tại Điều 59 Luật Phá sản 2014.
Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện đều có thẩm quyền giải quyết phá sản tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Thủ tục phá sản của doanh nghiệp sẽ được thực hiện dựa trên quy định của Luật Phá sản 2014, cụ thể các bước cơ bản sau:
Bước 1: Người có đủ điều kiện yêu cầu mở thủ tục phá sản gửi đơn yêu cầu đến Tòa án có thẩm quyền theo khoản 1 Điều 30 Luật Phá sản 2014.
Bước 2: Phân công Thẩm phán giải quyết đơn
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Chánh án Tòa án nhân dân phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán gồm 03 Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo khoản 1 Điều 31 Luật Phá sản 2014.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét và xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo Khoản 1 Điều 32 Luật Phá sản 2014.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản theo điểm a khoản 1 Điều 32 Luật Phá sản 2014.
Bước 5: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản theo khoản 2 Điều 38 Luật Phá sản 2014.
Bước 6: Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản theo Điều 39 Luật Phá sản 2014.
Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
Bước 7: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và doanh nghiệp theo Khoản 1 Điều 40 Luật Phá sản 2014.
Bước 8: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản theo Khoản 1 Điều 42 Luật Phá sản 2014.
Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo Khoản 3 Điều 42 Luật Phá sản 2014.
Vai trò luật sư tư vấn thủ tục phá sản doanh nghiệp
Tư vấn quy định chung
Vai trò luật sư tư vấn về các quy định chung của thủ tục phá sản doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp hoặc hợp tác xã khi họ đối mặt với tình trạng phá sản. Dưới đây là những nội dung tư vấn về các quy định phá sản của doanh nghiệp:
- Tư vấn các trường hợp doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng phá sản;
- Tư vấn, cách thức tiến hành họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông công ty về việc giải thể doanh nghiệp;
- Tư vấn các thức ra quyết định về việc giải thể;
- Tư vấn gửi thông báo giải thể đến các tổ chức, cá nhân có liên quan: chủ nợ, người có quyền và lợi ích liên quan, người lao động,…
- Tư vấn thủ tục thực hiện phá sản cho doanh nghiệp;
- Tư vấn cách thức tiến hành hội nghị chủ nợ;
- Tư vấn các biện pháp bảo toàn tài sản cho doanh nghiệp;
- Tư vấn phương án phục hồi kinh doanh;
- Tư vấn thủ tục thanh lý tài sản;
>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn xử lý tài sản của doanh nghiệp khi phá sản
Soạn thảo văn bản
Vai trò của luật sư trong việc soạn thảo văn bản là rất quan trọng. Luật sư tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. thẩm định tính pháp lý của các văn kiện, giấy tờ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ viết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, soạn thảo văn bản, đơn từ liên quan đến thủ tục phá sản, hoàn thiện hồ sơ liên quan đến thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Thực hiện thủ tục
Không chỉ hỗ trợ tư vấn pháp luật và soạn thảo hồ sơ mà Luật sư còn thay mặt khách hàng trực tiếp tham gia giải quyết thủ tục tại Tòa án.
- Khi doanh nghiệp không thể cứu vãn nổi, luật sư tham gia vào quá trình tuyên bố phá sản, giúp doanh nghiệp giải thoát khỏi các khoản nợ khi đã giao lại toàn bộ tài sản còn lại để chi trả cho các chủ nợ.
- Luật sư giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong tố tụng và ngoài tố tụng, không chỉ bao gồm việc soạn thảo văn bản mà còn đại diện bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong quá trình phá sản.
- Đại diện cho khách hàng để giải quyết công việc có liên quan đến việc mà luật sư đã nhận theo phạm vi và nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
Chi phí dịch vụ luật sư tư vấn thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Việc tính các chi phí tùy thuộc vào mỗi hãng luật, văn phòng luật. Nhưng về cơ bản thì việc tính chi phí có những nguyên tắc chung như sau:
Về căn cứ tính phí thuê Luật sư
- Mức độ phức tạp của vụ, việc;
- Thời gian của luật sư (hoặc nhóm luật sư) bỏ ra để thực hiện vụ, việc;
- Kinh nghiệm và uy tín của Luật sư hoặc văn phòng/công ty Luật đó;
- Yêu cầu cụ thể của khách hàng về trách nhiệm, hiệu quả thực hiện vụ, việc.
Về phương thức tính thù lao thuê Luật sư
- Đối với phí tư vấn: tính theo giờ, tính theo buổi, theo ngày làm việc.
- Đối với phí sự vụ: tính trọn gói hoặc theo giai đoạn vụ việc.
- Đối với các yêu cầu đặc thù: theo thời gian, công sức luật sư đầu tư thực hiện.
Lưu ý: Thù lao luật sư không bao gồm các chi phí mà đương sự/khách hàng phải nộp cho cơ quan nhà nước; không bao gồm chi phí đi lại, ăn ở của luật sư trong quá trình thực hiện công việc; không bao gồm các khoản chi phí khác để đảm bảo việc giải quyết yêu cầu cho khách hàng.
Về cách thức trả thù lao luật sư
Phương thức thanh toán thù lao do luật sư và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Thông thường, sẽ có các phương thức sau:
- Thanh toán trọn gói, 1 lần ngay sau khi ký hợp đồng hoặc đồng ý với nội dung dịch vụ pháp lý.
- Thanh toán thành nhiều đợt tương ứng với quá trình cung ứng dịch vụ pháp lý. Thường áp dụng do các sự vụ tranh tụng, tư vấn dự án, các yêu cầu đặc thù từ thân chủ.
Dịch vụ luật sư tư vấn về phá sản doanh nghiệp
Như vậy, dịch vụ luật sư tư vấn về phá sản giúp doanh nghiệp hiểu rõ quy định pháp luật và thực hiện đúng thủ tục. Luật sư hỗ trợ trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và đảm bảo quyền lợi doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp. Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết về vấn đề này. Nếu quý khách có thắc mắc liên quan đến quý khách có thể liên hệ qua hotline: 1900.633.716 để được luật sư doanh nghiệp hỗ trợ kịp thời.
Tham khảo thêm: Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp mới thành lập