Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng

Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng được xem là một phương án tối ưu để giải quyết những tranh chấp, bất đồng giữa các bên hợp tác kinh doanh. Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng chẳng hạn như hòa giải, thương lượng, giải quyết tại Tòa án hoặc giải quyết thông qua Trọng tài. Thông tin chi tiết về giải quyết tranh chấp hợp đồng và các quy định pháp luật liên quan, mời bạn đọc theo dõi nội dung dưới bài viết sau.

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng

Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng

Các dạng tranh chấp hợp đồng phổ biến

Tranh chấp hợp đồng phát sinh khi các bên tham gia giao kết hợp đồng có những mâu thuẫn, bất đồng quan điểm liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà hai bên đã thỏa thuận được ghi nhận trong nội dung của hợp đồng. Việc mâu thuẫn về nội dung hợp đồng có thể xuất phát từ việc đánh giá hành vi vi phạm, cách hiểu nội dung/ ngôn từ trong hợp đồng, cách thức giải quyết hậu quả phát sinh hoặc có vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng có các dạng phổ biến sau:

  • Tranh chấp phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng
  • Tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng
  • Tranh chấp về nội dung hợp đồng
  • Tranh chấp về phụ lục hợp đồng
  • Tranh chấp khi hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được
  • Tranh chấp về mức bồi thường do vi phạm hợp đồng
  • Tranh chấp hợp đồng ở đây thông thường có liên quan đến những loại hợp đồng chủ yếu như: hợp đồng thương mại, hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động,…

Các dạng tranh chấp hợp đồng phổ biến

Các dạng tranh chấp hợp đồng phổ biến

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Hòa giải

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

Đặc trưng của hòa giải là sử dụng bên thứ 3 làm trung gian hoà giải. Bên thứ ba phải có uy tín với 2 bên, có kinh nghiệm, kiến thức về lĩnh vực hoà giải. Có biện pháp, phương pháp, cách thức hòa giải. Người trung gian hoà giải chỉ là ng hỗ trợ, giúp đỡ cho các bên trong việc tìm ra giải pháp tốt nhất để giải quyết tranh chấp.

Các bên trong hòa giải không chịu sự chi phối của bất kỳ của bất kỳ 1 trình tự tố tụng pháp luật nào. Thủ tục hòa giải do các bên có tranh chấp tự quyết định, được tiến hành đơn giản, linh hoạt, nhanh chóng và đỡ tốn kém thời gian, tiền bạc.

Kết quả hoà giải không bắt buộc các bên phải thực hiện, mà chỉ phụ thuộc vào sự tự nguyện.

Thương lượng

Là việc các bên trong hợp đồng tự đàm phán, thương lượng để đưa ra phương án xử lý tranh chấp mà không cần đến sự can thiệp của bên thứ ba. Phương thức giải quyết tranh chấp này được khuyến khích áp dụng vì giúp các bên tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng trong nhiều trường hợp không hiệu quả vì còn phụ thuộc vào thiện chí của các bên trong hợp đồng.

Đây là phương thức truyền thống và lâu đời nhất, là biện pháp đầu tiên, nếu không thoả thuận với nhau được thì mới phải dùng biện pháp khác.

Các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.

Hình thức này có ưu điểm là giải quyết đơn giản, bảo vệ được bí mật kinh doanh, tăng cường sự hiểu biết, không tốn kém, không bị ràng buộc bởi bất kỳ một thủ tục pháp lý nào.

Tuy nhiên, tương tự như hòa giải, kết quả thương lượng không được đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước mà phụ thuộc vào sự tự nguyện thi hành của các bên, đòi hỏi các bên phải có thiện chí.

Giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài

Giải quyết tranh chấp tại Trọng tài

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại chỉ được áp dụng đối với các hợp đồng có liên quan đến thương mại theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, nếu chỉ liên quan đến các vấn đề dân sự thông thường thì không thể lựa chọn phương thức giải quyết này. Các bên tranh chấp hợp đồng có thể thỏa thuận và ghi nhận bằng văn bản rằng khi có tranh chấp phát sinh lựa chọn đưa ra giải quyết tại Trọng tài thương mại. Là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài viên – bên thứ ba độc lập để chấm dứt tranh chấp, đưa ra phán quyết ràng buộc các bên phải tuân thủ.

Trên thực tế, đó là một phương thức bắt nguồn từ sự thỏa thuận tự nguyện của các bên và không mang ý chí của quyền lực nhà nước. Tại Việt Nam, Trọng tài thương mại là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động theo quy định và pháp luật về trọng tài quốc tế.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, nếu các bên không thương lượng, hòa giải được thì có thể đưa ra giải quyết tại tòa án. Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục kinh tế hoặc thủ tục dân sự.

Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, các tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
  • Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua Tòa án có những ưu điểm sau: Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước, thực hiện và đại diện quyền lực của Nhà nước nên khi có kết quả hòa giải của Tòa án tức là việc giải quyết của Tòa án đã có hiệu lực. quyết định sẽ ràng buộc các bên. Đương sự phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thi hành quyết định của Tòa án, nếu không thi hành thì bị áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án. Với nguyên tắc xét xử hai cấp ở Việt Nam hiện nay, việc giải quyết tranh chấp tránh được sai sót và có khả năng phát hiện, khắc phục.

>>> Tham khảo thêm về: Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án

Dịch vụ luật sư tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng

Tư vấn phương án giải quyết

Dù lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nào, thì khách hàng cũng cần được Luật sư tư vấn pháp lý để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

  • Tư vấn và đánh giá bản chất tranh chấp hợp đồng và các vấn đề pháp lý phát sinh khi giải quyết tranh chấp hợp đồng
  • Phân tích và nghiên cứu vụ việc tranh chấp
  • Đề xuất hướng giải quyết vụ việc
  • Trao đổi với về phương án giải quyết tranh chấp và lên kế hoạch phối hợp thực hiện
  • Tư vấn căn cứ và cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.
  • Tư vấn trình tự, thủ tục, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ tài liệu khởi kiện.

Tham gia giải quyết tranh chấp

  • Đại diện cho khách hàng để đàm phán với các bên liên quan để đàm phán nhằm đưa ra phương án giải quyết các tranh chấp hợp đồng bằng con đường thương lượng, hòa giải;
  • Tham gia, hỗ trợ khách hàng trong quá trình Hòa giải, thương lượng để giải quyết tranh chấp;
  • Đại diện Quý khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài;
  • Tham gia Bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Quý khách hàng tại Tòa án nhân dân các cấp hoặc cơ quan Trọng tài có thẩm quyền;

>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư đại diện khởi kiện giải quyết tranh chấp dân sự

Tư vấn soạn thảo văn bản giải quyết tranh chấp

  • Tư vấn trình tự, thủ tục, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ tài liệu khởi kiện.
  • Tư vấn soạn thảo công văn trả lời hoặc công văn yêu cầu đối tác của khách hàng thực hiện các công việc liên quan đến nội dung tranh chấp hợp đồng.
  • Tư vấn hướng dẫn và soạn thảo các văn bản, tài liệu, đơn từ cần thiết khác.

Chi phí thuê luật sư tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng

Phí tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng không có mức cố định, tùy vào từng trường hợp cụ thể, Luật sư đánh giá mức độ phức tạp của vụ án cũng như hoàn cảnh tài chính để đưa ra mức phí phù hợp nhất, đảm bảo tiết kiệm tối đa ngân sách dịch vụ pháp lý cho Quý khách hàng.

Tùy vào nhu cầu thực tế, Luật sư luôn sẵn sàng hỗ trợ xây dựng riêng cho Quý khách hàng gói dịch vụ theo yêu cầu. Quý Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin cũng như vướng mắc cần được giải quyết, Công ty luật chúng tôi sẽ xây dựng, soạn thảo phương thức giải quyết phù hợp với từng khách hàng.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án

Tranh chấp hợp đồng là một dạng tranh chấp phổ biến hiện nay. Giải quyết tranh chấp hợp đồng là một thủ tục có nhiều phương hướng giải quyết, để lựa chọn được phương hướng phù hợp, Quý khách hàng có thể sử dụng Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự để giải quyết vấn đề này. Trường hợp quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn luật dân sự hoặc cần hỗ trợ xác định chi phí, vui lòng liên hệ hotline 1900.633.716 để được tư vấn chi tiết hơn.

Một số bài viết liên quan tranh chấp hợp đồng có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.9 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 204 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716