Đe dọa tung ảnh nóng người khác lên mạng xã hội có đi tù không?

Đe dọa tung ảnh nóng người khác lên mạng xã hội là hành vi đáng lên án và có thể phải chịu sự xử lý của pháp luật. Tình huống này thường xảy ra với các cặp đôi sau khi chia tay, nạn nhân thường là những bạn nữ bị người yêu cũ hăm dọa sẽ tung những hình ảnh, clip nhạy cảm của mình lên mạng xã hội. Khi gặp tình huống này nạn nhân không dám tố cáo và không biết phải làm sao. Hiểu được điều đó, bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ hướng dẫn cách xử lý khi bị đe dọa tung ảnh nóng cũng như hình phạt của pháp luật đối với loại tội phạm này.

Hăm dọa tung ảnh nóng người khác lên mạng xã hội

Hăm dọa tung ảnh nóng người khác lên mạng xã hội

Sử dụng ảnh nóng của người khác có vi phạm pháp luật

Như thế nào là ảnh nóng

Ảnh nóng là một cụm từ dùng để chỉ những hình ảnh nhạy cảm, khiêu gợi. Đối tượng của những bức ảnh nóng thường là những cô gái bị lộ những vùng cơ thể nhạy cảm, hoặc trong những tư thế gợi dục. Ảnh nóng cũng được xem là một loại văn hóa phẩm đồi trụy.

Các hành vi phát tán ảnh nóng của người khác được xem là vi phạm pháp luật

Việc sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để đăng tải lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của người có hình ảnh là xâm phạm đến quyền cá nhân đối với hình ảnh và được pháp luật bảo vệ tại Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015. Người thực hiện hành vi phát tán ảnh nóng của người sẽ phải chịu sự xử lý của pháp luật vì các hành vi:

  • Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng hình ảnh nóng nhằm đe doạ, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
  • Nếu hành vi của người này xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • Việc tung những hình ảnh nhạy cảm trên mạng xã hội cũng có thể bị khởi tố hình sự về tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ theo Điều 326 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
  • Trong trường hợp, nếu mục đích của đối tượng là đe dọa đòi tiền thì người đó còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.

Đe dọa tung ảnh nóng người khác lên mạng bị xử lý thế nào?

Xử lý hành vi đe dọa tung ảnh nóng người khác lên mạng

Xử lý hành vi đe dọa tung ảnh nóng người khác lên mạng

Xử phạt hành chính

Đe dọa tung ảnh nóng người khác lên mạng xã hội có thể bị xử phạt vi phạm hành chính khi người phạm tội có hành vi:

  • Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…Người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
  • Trong trường hợp hành vi được xác định đã tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân, người phát tán hình ảnh có thể bị xử phạt tối đa 30.000.000 đồng, theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người thực hiện hành vi đe dọa tung ảnh nóng người khác lên mạng xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh:

  • Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
  • Trường hợp nạn nhân bị xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự thì người phát tán hình ảnh còn có thể bị khởi tố thêm về “Tội làm nhục người khác” theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015. Đối với tội danh này, tội phạm có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền 10.000.000 đồng – 30.000.000 đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Nếu có tình tiết tăng nặng thì tội phạm sẽ đối diện mức án tối đa 5 năm tù.
  • Nếu mục đích của việc đe dọa tung ảnh nóng của người khác là để tống tiền buộc họ phải đưa tiền, tài sản, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản tại Theo  Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015:
  • Trong trường hợp mục đích của việc đe dọa là để ép buộc quan hệ trái ý muốn thì người thực hiện hành vi vi phạm có thể phạm tội cưỡng dâm theo Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

>>> Xem thêm: Chia sẻ ảnh, clip quay nhạy cảm của người khác có bị đi tù không?

Cách xử lý khi bị người khác đe dọa tung ảnh nóng lên mạng xã hội.

Khi bị người khác đe dọa tung ảnh nóng, nạn nhân nên tham khảo các bước xử lý như sau:

  1. Cố gắng trấn tĩnh bản thân và kiểm tra tính xác thực về hình ảnh bị đe dọa: Việc mất bình tĩnh và để cảm giác lo sợ lấn át sẽ khiến nạn nhân không đủ minh mẫn để xem xét và xử lý tình huống. Sự bình tĩnh lúc này là vô cùng cần thiết để có thể chắc chắn hình ảnh mà tội phạm đe dọa là hình ảnh của bản thân.
  2. Khôn khéo thương lượng để kéo dài thời gian: Sau khi xác thực được hình ảnh đem ra đe dọa là thật, nạn nhân nên tỏ thái độ muốn thương lượng để đối tượng nhầm tưởng rằng nạn nhân có ý định thực hiện những yêu cầu của tội phạm. Việc hòa hoãn, thương lượng sẽ giúp kéo dài thời gian, kịp cho sự can thiệp của những cơ quan chức năng.
  3. Nhanh chóng trình báo với cơ quan công an: Ngay sau khi thương lượng với đối tượng cần phải báo ngay với cơ quan Công an địa phương. Tuy nhiên, đề phòng trường hợp đối tượng  theo dõi, việc báo cho cơ quan công an cần phải thực hiện một cách kín đáo.

>>> Xem thêm: Cần “làm gì khi bị tung ảnh, clip nóng lên mạng xã hội”

Hướng dẫn tố cáo khi bị hăm dọa tung hình ảnh, clip nhạy cảm.

Tố cáo hành vi đe dọa tung ảnh nóng người khác lên internet

Tố cáo hành vi đe dọa tung ảnh nóng người khác lên internet.

Để tiến hành tố cáo hành vi hăm dọa tung hình ảnh, clip nhảy cảm lên facebook, mạng xã hội thì nạn nhân cần phải chuẩn bị hồ sơ tố giác tội phạm gồm:

  • Đơn trình báo công an;
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);
  • Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
  • Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội).

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, nạn nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú). Căn cứ Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

  • Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

>>>xem thêm: Bị đe dọa tung ảnh nóng cần làm gì?

Người thực hiện hành vi đe dọa tung ảnh nóng người khác lên mạng xã hội tùy vào mức độ hành vi và động cơ mà người thực hiện có thể bị xử phạt hành chính hay thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự. Pháp luật luôn có biện pháp xử lý thích đáng đối với những tội phạm này. Do đó, khi không may trở thành nạn nhân của tội phạm này, người bị đe dọa nên nhanh chóng liên hệ luật sư tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua số Hotline 1900.633.716 để được hướng dẫn xử lý khi bị đe dọa và được luật sư hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của mình. Xin chân thành cảm ơn.

Scores: 5 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,840 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716