Công chứng treo là gì? Những rủi ro thường gặp của công chứng treo

Công chứng treo là gì mà lại được nhiều người kinh doanh, mua bán nhà đất lựa chọn để thực hiện thay thế thủ tục công chứng hoàn thành. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thực hiện thủ tục công chứng treo các thắc mắc về hiệu lực pháp luật, thủ tục thực hiện và rủi ro có thể xảy đến. Qua bài viết dưới đây, Luật L24H sẽ làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến công chứng treo. Xin mời tham khảo!

Công chứng treo là gì

Công chứng treo là gì

Hiểu như thế nào về công chứng treo?

Hiện nay, pháp luật chưa quy định về khái niệm của công chứng treo. Tuy nhiên, ta có thể hiểu công chứng treo là hình thức mà văn phòng công chứng sẽ không công chứng hợp đồng mua bán một cách bình thường. Vì lúc này, bên bán sẽ đến, ký tên và đánh dấu vân tay đầy đủ. Chỉ có phần bên mua vì lý do bất khả kháng nào đó chưa thể xuất hiện để ký thì phần ký xác nhận của người bán để trống. Hợp đồng mua bán trên sẽ được văn phòng công chứng giữ lại và chưa đóng dấu công chứng.

Khi người mua sắp xếp để ký phần còn trống trong hợp đồng, người bán cũng sẽ đồng thời đến văn phòng công chứng để ký vào phần xác nhận còn thiếu. Sau đó, người mua thanh toán đầy đủ khoản nghĩa vụ tài chính cho bên bán. Khi hoàn tất các vấn đề nêu trên hoặc theo sự thỏa thuận của các bên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, công chứng viên sẽ ký, đóng dấu và thủ tục công chứng được hoàn thành.

Ngoài ra, trên thực tế nhiều người vẫn nhầm lẫn về công chứng treo và công chứng thụ ủy. Tuy nhiên, khác với công chứng treo, công chứng thụ ủy áp dụng cho hợp đồng ủy quyền và được pháp luật công nhận theo quy định tại Điều 55 Luật Công chứng 2014.

Tuy nhiên, công chứng treo có thể hiểu là hình thức công chứng không đúng theo quy định của pháp luật. Do đó, công chứng treo tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

>>> Tham khảo thêm về: Công chứng giấy tờ ở đâu?

Thủ tục công chứng treo

Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về thủ tục công chứng treo. Tuy nhiên, căn cứ vào bản chất và thực tiễn thực  của hoạt động trên, thủ tục công chứng treo sẽ được các bên thực hiện như sau:

  • Bên bán đến tổ chức hành nghề công chứng và ký tên, điểm chỉ trên hợp đồng mua bán nhà đất;
  • Tổ chức hành nghề công chứng sẽ giữ lại hợp đồng mua bán nhà đất đó;
  • Bên mua nhà đất lựa chọn một thời gian thích hợp đến tổ chức hành nghề công chứng để hoàn tất các thủ tục còn lại liên quan đến hoạt động công chứng.

Thủ tục công chứng treo

Thủ tục công chứng treo

Công chứng treo có giá trị pháp lý không?

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014 đối với công chứng hợp pháp thì văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Công chứng có hiệu lực pháp luật là phải có đủ chữ ký của 2 bên và được đóng dấu, ký tên bởi văn phòng công chứng. Còn công chứng treo là hình thức công chứng không được pháp luật quy định và không có đủ các yếu tố trên. Do đó văn bản công chứng treo sẽ không được pháp luật công nhận.

>>>Xem thêm: Hợp đồng cho thuê nhà đất có phải công chứng thực không?

Một số rủi ro thường gặp khi công chứng treo hợp đồng mua, bán nhà đất

Như đã trình bày ở trên, pháp luật yêu cầu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải có chữ ký của các bên và có hiệu lực khi công chứng viên ký và đóng dấu. Do đó, khi thực hiện công chứng treo, hợp đồng mua bán nhà đất sẽ không có hiệu lực. Điều này dẫn đến các rủi ro pháp lý có thể diễn ra như:

Thứ nhất, trong thời gian chờ bên mua hoàn tất các thủ tục còn lại đối với hợp đồng công chứng treo, các sự cố có thể xảy ra như:

  • Bên bán mất khả năng nhận thức, năng lực hành vi dân sự;
  • Bên bán chết;
  • Giá đất tăng cao, dẫn đến việc bên bán muốn hủy hợp đồng và bán cho người khác.

Qua đó, khi các sự cố trên xảy ra, mục đích ban đầu của hợp đồng không đạt được. Từ đó, tranh chấp về hợp đồng giữa các bên sẽ xảy ra. Vì hợp đồng mua bán nhà đất đang công chứng treo nên chưa có hiệu lực, quyền lợi của bên mua sẽ bị ảnh hưởng.

Thứ hai, nếu không tìm hiểu kỹ hợp đồng mua bán, bên mua có thể chịu các rủi ro như:

  • Trong thời gian chờ hoàn tất thủ tục, bên bán có thể lén lút bán tài sản cho một bên thứ ba. Qua đó, bên mua không những không mua được nhà đất mà còn có thể bị chiếm đoạt tài sản.
  • Nhiều trường hợp nhà đất được mua bán đang được thế chấp tại ngân hàng. Nếu bên mua không tìm hiểu kỹ hoặc bên bán cố tình che dấu, hợp đồng mua bán của các bên sẽ không thực hiện được.

Như vậy, thực hiện công chứng treo tồn tại rất nhiều rủi ro. Khi thực hiện công chứng treo hợp đồng mua, bán nhà, các bên cần cẩn trọng, tìm hiểu kỹ để đưa ra quyết định sáng suốt và phù hợp.

Rủi ro khi công chứng treo

Rủi ro khi công chứng treo

Cách giải quyết rủi ro công chứng treo khi mua, bán đất

Cách giải quyết rủi ro trong công chứng treo tốt nhất là nên thỏa thuận, sắp xếp thời gian để cả hai bên cùng ra công chứng hợp pháp. Lúc này hình thức công chứng có đủ các bên sẽ là đúng theo trình tự, thủ tục và được Luật Công chứng điều chỉnh. Như vậy, các vấn đề mua bán của các bên là thực hiện đúng trình tự quy định của pháp luật. Có thể dễ dàng giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.

Ngoài ra, nếu cả hai bên đều không thống nhất thời gian thì có thể dùng biện pháp ủy quyền. Đây là phương pháp là một bên sẽ ủy quyền cho người thứ ba đại diện trong mua bán. Theo đó bên được ủy quyền sẽ nhân danh bên ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong giao dịch và khiến cho hợp đồng mua bán có thể được công chứng hợp pháp mà không cần phải thực hiện theo thủ tục công chứng treo

Luật sư tư vấn, hỗ trợ đối với công chứng hợp đồng mua, bán đất

Với đội ngũ Luật sư chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm và tận tâm của Luật L24H sẽ hỗ trợ, tư vấn khách hàng các vấn đề sau:

  • Tư vấn tính pháp lý của hợp đồng mua bán nhà đất;
  • Tư vấn, soạn thảo đơn kiện khi có tranh chấp xảy ra;
  • Hỗ trợ các hồ sơ, thủ tục tranh tụng;
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan có thẩm quyền;
  • Đại diện/luật sư bảo vệ quyền lợi ích cho khách hàng khi tranh tụng tại phiên tòa;
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác có liên quan.

>>>Xem thêm: Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất

Công chứng treo là phương pháp công chứng được nhiều người lựa chọn bởi vì ưu điểm của nó là giúp cho các bên chủ động được thời gian của mình. Tuy nhiên phương pháp này tồn tại không ít những rủi ro mà rủi ro, đặc biệt là không được pháp luật công nhận. Do đó, các bên nên cân nhắc lựa chọn phương pháp an toàn để đảm bảo được quyền lợi. Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900.633.716 để được các Luật sư của Luật L24H giải đáp trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.6 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,831 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716