Trưng dụng đất là Nhà nước sử dụng đất có thời hạn trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc chiến tranh, khẩn cấp, phòng, chống thiên tai. Trưng dụng quyền sử dụng đất phải thực hiện theo trình tự nhất định, đảm bảo bồi thường cũng như trả lại đất sau khi chấm dứt trưng dụng. Để nắm rõ hơn các quy định trưng dụng đất, Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H.
Quy định về trưng dụng đất
Khi nào nhà nước trưng dụng đất của người dân?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai 2013, các trường hợp Nhà nước có quyền trưng dụng đất của người dân gồm:
- Trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
- Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Như vậy, khi rơi vào các trường hợp trên thì người có đất trưng dụng phải chấp hành quyết định trưng dụng của Nhà nước.
Trưng dụng đất có khác thu hồi đất hay không?
Về thời hạn
Thời hạn trưng dụng đất được quy định tại khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai 2013, theo đó:
- Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành.
- Trường hợp tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng ngoại lệ này.
- Có thể gia hạn trưng dụng những không quá 30 ngày.
Đồng thời, thông qua quy định này có thể hiểu việc trưng dụng đất sẽ không dẫn đến việc mất quyền sử dụng đất.
Trong khi đó, thời hạn thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013 là vô thời hạn. Tức là về nguyên tắc thì người dân bị thu hồi đất sẽ không được hoàn lại đất đã bị thu hồi.
Về vấn đề đền bù
Đối với đất trưng dụng:
Căn cứ khoản 7 Điều 72 Luật Đất đai 2013, trưng dụng đất chỉ được đền bù trong trường hợp đất bị hủy hoại hoặc người có đất bị trưng dụng có thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra
Đối với thu hồi đất:
Tùy từng trường hợp thu hồi cụ thể thì người có đất bị thu hồi có thể được đền bù hoặc không. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì sẽ được đền bù
Đền bù bao gồm đền bù về đất và chi phí đầu tư trên đất hoặc là chỉ đền bù chi phí đầu tư trên đất
>>> Tham khảo thêm về: Luật sư tư vấn bồi thường về đất đai khi nhà nước thu hồi đất
Cơ quan có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất
Người có thẩm quyền trưng dụng đất theo khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai 2013 gồm:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Bộ trưởng Bộ Công an;
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Bộ trưởng Bộ Công Thương;
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Lưu ý: Người có thẩm quyền trưng dụng đất không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.
Thẩm quyền trưng dụng đất
Luật sư tư vấn về trưng dụng đất
Tư vấn luật đất đai về vấn đề trưng dụng đất là một trong những dịch vụ pháp lý mà Luật L24H sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng, cụ thể về:
- Thông tin đến quý khách hàng quy định pháp luật liên quan trưng dụng đất như trường hợp trưng dụng đất, thời hạn trưng dụng đất;
- Hỗ trợ tính mức bồi thường khi đất trưng dụng bị hủy hoại hoặc người trưng dụng bị mất thu nhập do việc trưng dụng đất;
- Trình tự, thủ tục khiếu nại, khiếu kiện quyết định trưng dụng đất của cơ quan có thẩm quyền;
- Đại diện khách hàng trong các thủ tục tố tụng có liên quan.
Luật sư tư vấn trưng dụng đất
>>> Tham khảo thêm về: Quy trình khiếu nại quyết định hành chính
Khi rơi vào các trường hợp như thiên tai, chiến tranh, khẩn cấp thì người có đất phải thực hiện việc trưng dụng nếu nhận được quyết định trưng dụng từ cơ quan thẩm quyền. Trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại hoặc việc trưng dụng ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì người trưng dụng sẽ được bồi thường thỏa đáng. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến trưng dụng đất, hãy liên hệ luật sư TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI tại Luật L24H qua Hotline: 1900.633.716 để được hỗ trợ kịp thời miễn phí