Con gái đi lấy chồng có được chia đất không là thắc mắc của rất nhiều, đặc biệt là con gái chuẩn bị đi lấy chồng. Vậy vấn đề này được giải quyết thế nào theo quy định pháp luật?. Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H để được biết chi tiết hơn về vấn đề này cũng như những quy định liên quan đến việc chia thừa kế tài sản mà cha, mẹ để lại cho con.
Con gái đi lấy chồng có được chia đất không?
Chia đất cho con qua hình thức nào?
- Trường hợp cha, mẹ muốn chia đất đai cho con, thì có thể thực hiện việc chia đất bằng hình thức tặng cho đất đai hoặc lập di chúc thừa kế đất cho con.
- Tặng cho quyền sử dụng đất là một dạng cụ thể của tặng cho tài sản, đó là việc bên tặng cho chuyển giao quyền sử dụng đất của mình cho bên nhận tặng mà không yêu cầu đền bù.
- Thừa kế quyền sử dụng đất được hiểu là việc chuyển giao quyền sử dụng đất của người đã chết sang cho người thừa kế thông qua di chúc hợp pháp hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để được nhận tặng cho, thừa kế đất
Việc tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài ra, đối với việc nhận tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận không được rơi vào các trường hợp không được phép nhận tặng cho quyền sử dụng đất, cụ thể:
- Cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép tặng cho quyền sử dụng đất.
- Cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
- Cá nhân không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.
Còn đối với việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì
không được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhưng được nhận thừa kế về giá trị quyền sử dụng đất.
Lưu ý: Việc tặng cho, thừa kế phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 179, khoản 1 và khoản 3 Điều 188, Điều 191 Luật Đất đai 2013
Con gái có được chia đất khi đã đi lấy chồng không?
Thừa kế đất cho con
- Trường hợp bố, mẹ là người sở hữu quyền sử dụng đất, và họ có mong muốn tặng cho quyền sử dụng đất của mình cho con gái, thì dù con gái có đi lấy chồng thì vẫn được ba, mẹ chia đất dưới hình thức tặng cho tài sản, việc này phụ thuộc vào sự đồng thuận, ý chí nguyện vọng của bố mẹ trong việc tặng cho đất cho con gái. (Căn cứ khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013)
- Trường hợp bố, mẹ mất có để lại di chúc mà trong di chúc của bố hoặc mẹ có thể hiện việc phân chia di sản là nhà đất cho con gái thì người này vẫn hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế và ngược lại. Ngoài ra, con gái đã đi lấy chồng vẫn được hưởng thừa kế nhà đất của bố, mẹ ngay cả khi không có tên trong di chúc trong trường hợp người con gái không có khả năng lao động. (căn cứ điểm b khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015)
- Trong trường hợp bố, mẹ mất và không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, thì di sản thừa kế là nhà, đất và các tài sản khác của bố, mẹ sẽ được chia theo pháp luật. Lúc này, con gái dù đã lấy chồng thì vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ và được hưởng phần di sản ngang bằng với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất còn lại. Tuy nhiên, nếu như con gái có một trong các hành vi như: ngược đãi bố, mẹ; Lừa dối, cưỡng ép, ngăn cản bố, mẹ khi để lại di sản trong việc để lại di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của bố, mẹ… thì sẽ không được hưởng thừa kế. (Căn cứ Điều 621, 650, 651 Bộ luật Dân sự 2015)
Thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp chia thừa kế
Giải quyết tranh chấp chia thừa kế
Hồ sơ
- Đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP;
- Bản sao giấy tờ tùy thân;
- Bản sao sổ hộ khẩu;
- Bản sao di chúc (nếu liên quan đến di chúc);
- Các chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp.
Thủ tục
- Bước 1: Nguyên đơn nộp hồ sơ đến tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Tranh chấp về thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện.
Tranh chấp về thừa kế có trường hợp đương sự, tài sản ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh.
Tranh chấp liên quan đến phân chia Bất động sản thì Tòa án nơi có Bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Di sản là động sản thì giải quyết bằng tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc thỏa thuận bằng văn bản và yêu cầu tòa nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết tranh chấp.
- Bước 2: Nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định
- Bước 3: Nguyên đơn nộp biên lai tiền tạm ứng án phí tại Toà án, Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành thủ tục giải quyết theo yêu cầu khởi kiện.
Cơ sở pháp lý: Điều 26, 35, 38, 39, Điều 189 đến Điều 196 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Luật sư tư vấn chia tài sản khi không có di chúc
- Tư vấn pháp lý về chia tài sản không có di chúc
- Tư vấn về trình tự, thủ tục thừa kế di sản khi cha mẹ mất không để lại di chúc
- Soạn thảo đơn từ và giấy tờ liên quan đến phân chia di sản là đất đai khi cha mẹ mất không để lại di chúc
- Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc
- Hoàn thành thủ tục phân chia di sản là đất đai khi cha mẹ mất không để lại di chúc
- Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
- Soạn thảo đơn khởi kiện và văn bản tố tụng liên quan;
- Đại diện theo uỷ quyền hoặc tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng.
Bài viết trên của Luật L24H đã cung cấp cho quý bạn đọc một số thông tin như hình thức chia đất, điều kiện nhận quyền sử dụng đất, thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế cũng như giải đáp thắc mắc về việc con gái đi lấy chồng thì có được chia đất không. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc nhu cầu luật sư thừa kế tư vấn chia thừa kế theo pháp luật, vui lòng liên hệ Luật sư dân sự qua hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ và tư vấn tận tình nhất. Xin cảm ơn