Chữ ký scan trong hợp đồng có giá trị pháp lý không

Chữ ký scan trong hợp đồng có giá trị pháp lý không là một cách giao dịch còn đang gây tranh cãi trong doanh nghiệp hiện nay. Pháp luật vẫn còn đang hoàn thiện để làm rõ tính pháp lý của chữ ký scan. Tuy nhiên chữ ký scan có được xem là chữ ký điện tử hay không thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị pháp lý của chữ ký scan trong giao kết hợp đồng cũng như những quy định về chữ ký scan và chữ ký điện tử trong luật giao dịch điện tử hiện hành

Chữ ký scan trong hợp đồng có giá trị pháp lý không

Chữ ký scan trong hợp đồng có giá trị pháp lý không

Chữ ký scan và chữ ký điện tử khác nhau thế nào?

Chữ ký điện tử là gì?

Theo quy định, chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Đồng thời, chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:

  • Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;
  • Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;
  • Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
  • Mọi thay đổi đối với nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

Lưu ý: Chữ ký điện tử đã được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử chứng thực được xem là đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định.

Chữ ký scan là gì?

Hiện nay không có quy định cụ thể về chữ ký scan. Tuy nhiên, theo cách hiểu chữ ký scan thông thường là chữ ký được quét và chuyển đổi thành hình ảnh số để sử dụng trong các tài liệu điện tử. Chữ ký scan thường được sử dụng để xác thực chữ ký của một người trên các tài liệu điện tử để thay thế cho việc chữ ký trên giấy. Ngoài ra, chữ ký scan là một giải pháp hữu hiệu dành cho các hợp đồng trong trường hợp các bên hay nhiều bên của hợp đồng không ở cùng một địa điểm. Đặc biệt, chữ ký scan được sử dụng thông dụng trong các hợp đồng liên quan đến giao dịch đa quốc gia và có yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể. Như vậy, có thể thấy được chữ ký scan cũng là một dạng chữ ký điện tử.

Tuy nhiên để chữ ký Scan có giá trị pháp lý cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chứng thực chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý khi đáp ứng được các yêu cầu về tính toàn vẹn, xác thực bảo mật, không chối bỏ và tuân thủ các quy định của pháp luật. Do đó nếu chữ ký scan được sử dụng để thay thế chữ ký trên giấy trong các tài liệu điện tử cần phải đảm bảo tính toàn vẹn và xác.

>>>Xem thêm: Giám định chữ ký ở đâu?

Cơ sở pháp lý: Điều 21, Điều 22 Luật Giao dịch điện tử năm 2005

Sự khác nhau

Có lẽ sự khác nhau lớn nhất giữa chữ ký scan và chữ ký điện tử là pháp luật điều chỉnh cụ thể. Chữ ký điện tử thì được quy định cụ thể tại Luật Giao dịch điện tử năm 2005 còn hiện nay vẫn chưa có văn bản nào quy định cụ thể chữ ký scan. Và có quy định cụ thể về một chữ ký điện tử được bảo đảm an toàn khi đáp ứng điều kiện của pháp luật.

Giá trị pháp lý của chữ ký scan theo pháp luật Việt Nam

Theo Luật Giao dịch điện tử năm 2005

Như nội dung trên thì có thể thấy chữ ký scan thực tế là một dạng của chữ ký điện tử. Tại Luật Giao dịch điện tử 2005 thì quy định về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử như sau:

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
  • Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định và chữ ký điện tử đó có chứng thực.

Như vậy, về chữ ký scan lại chưa quy định cụ thể đó có phải là một loại chữ ký điện tử hay không?

Cơ sở pháp lý: Điều 24 Luật Giao dịch điện tử năm 2005

Giá trị pháp lý của chữ ký scan theo pháp luật Việt Nam

Giá trị pháp lý của chữ ký scan theo pháp luật Việt Nam

Theo Bộ luật Dân sự năm 2015

Theo quy định về hình thức giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Ngoài ra, thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Như quy định trên, ngoài việc khi giao kết hợp đồng các bên có thể ký sống vào văn bản thì Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng công nhận “hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản” có thể là ký bằng chữ ký điện tử và công nhận giao dịch điện tử là giao dịch bằng văn bản thông thường. Theo đó, giao dịch thông qua phương thức lập chữ ký điện tử hoàn toàn được pháp luật thừa nhận; nếu đáp ứng các điều kiện giao dịch có hiệu lực và chữ ký điện tử đảm bảo an toàn theo quy định pháp luật hiện hành.

Cơ sở pháp lý: đoạn 2 khoản 1 Điều 119, khoản 4 Điều 400 Bộ luật Dân sự năm 2015

Quan điểm Tòa án nhân dân tối cao liên quan đến giá trị của chữ ký điện tử

Mặc dù, các án lệ hay bản án Tòa án nhân dân tối cao hiện nay không có sự xuất hiện trường hợp nào ký kết văn bản bằng chữ ký scan nhưng các án lệ và bản án của Tòa án nhân dân tối cao đưa ra trong thời gian gần đây cho thấy tòa án ngày càng xem xét bản chất của sự chấp thuận của các bên trong hợp đồng hơn là hình thức của sự chấp thuận (trong đó có vấn đề về chữ ký) và điều này giúp hạn chế rủi ro hợp đồng bị vô hiệu khi có vấn đề liên quan đến hình thức thỏa thuận .

Một số án lệ như sau:

  • Án lệ số 04/2016/AL ngày 6/4/2016 về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (tranh chấp giữa Kiều Thị Tý và Chu Văn Tiến với Lê Văn Ngự -Án lệ 04).
  • Án lệ 04, bên bán trong một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hai vợ chồng nhưng chỉ có một mình người chồng ký hợp đồng. Tuy nhiên, người vợ đã biết về giao dịch này, đã không phản đối giao dịch và đã sử dụng tiền có được từ việc chuyển nhượng cho các mục đích khác nhau, bao gồm việc cho tặng con cái. Do vậy, Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên rằng, hợp đồng không bị vô hiệu mặc dù đã có vi phạm về yêu cầu phải có chữ ký (cụ thể là người vợ đã không ký hợp đồng này) do người vợ đã không phản đối hợp đồng và việc người vợ sử dụng tiền có được từ việc chuyển nhượng chứng tỏ có sự chấp thuận của người vợ đối với hợp đồng.
  • Án lệ số 07/2016/AL ngày 17/10/2016 về công nhận hợp đồng mua bán nhà được xác lập trước ngày 1 tháng 7 năm 1991 (tranh chấp giữa Nguyễn Đình Sông, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hương với Đỗ Trọng Thành, Đỗ Thị Nguyệt, Vương Chí Tường, Vương Chí Thắng, Vương Bích Vân, Vương Bích Hợp – Án lệ 07)
  • Án lệ 07, trong hợp đồng mua bán nhà chỉ được bên bán ký và ghi rõ bên bán đã nhận đủ tiền. Bên mua tuy chưa ký tên trên hợp đồng nhưng là người giữ hợp đồng và đã quản lý, sử dụng nhà ở ổn định trong thời gian dài mà bên bán không có tranh chấp đòi tiền mua nhà. Trong trường hợp này, hợp đồng có giá trị xác định bên mua đã trả đủ tiền cho bên bán và ý chí của bên mua đồng ý với hợp đồng mua bán nhà đó. Do vậy, Tòa án nhân dân tối cao đã tuyên rằng, hợp đồng mua bán nhà không bị vô hiệu và được công nhận giá trị pháp lý.

Theo các án lệ trên, chữ ký hiện không phải là một tiêu chí quan trọng chủ yếu để xác định hiệu lực của hợp đồng.

Hậu quả pháp lý khi hợp đồng có chữ ký scan

Pháp luật Việt Nam hiện chỉ mới công nhận hiệu lực của các hợp đồng được lập bằng hình thức điện tử và được ký bằng chữ ký số. Pháp luật chưa quy định rõ giá trị pháp lý của chữ ký scan (tập con của chữ ký điện tử). Cho nên hợp đồng được ký bằng chữ ký scan không đương nhiên có hiệu lực.

Tuy nhiên, giao dịch được ký bằng chữ ký scan và chữ ký hình ảnh nếu giao dịch đó đáp ứng các điều kiện của giao dịch có hiệu lực. Đồng thời quy định về thời điểm giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự như sau: “ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản ”. Có thể thấy, một phần nào giao dịch bằng chữ ký scan được chấp nhận nếu các bên có thỏa thuận chấp thuận thực hiện bằng phương thức này và xác nhận rõ mẫu chữ ký scan của các bên để tránh trường hợp tranh chấp về sau.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 400 Bộ luật Dân sự năm 2015

Hậu quả pháp lý khi hợp đồng có chữ ký scan

Hậu quả pháp lý khi hợp đồng có chữ ký scan

Tư vấn về chữ ký scan trong hợp đồng.

  • Tư vấn quy định pháp luật về chữ ký scan trong hợp đồng;
  • Tư vấn về giá trị pháp lý của chữ ký scan khi giao kết hợp đồng;
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng;
  • Tư vấn thời hiệu khởi kiện trong các tranh chấp hợp đồng dân sự liên quan đến chữ ký scan;
  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến chữ ký scan;
  • Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng liên quan đến chữ ký scan;
  • Soạn thảo văn bản và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho quá trình khởi kiện.

>>>Xem thêm: Tội giả mạo chữ ký người khác bị xử lý như thế nào?

Như vậy, chữ ký scan chưa được pháp luật công nhận nhưng cũng có thể được chấp nhận nếu có bên có thoả thuận và đáp ứng các điều kiện giao kết hợp đồng theo quy định pháp luật. Nếu có thắc mắc gì cần tôi tư vấn pháp luật thêm về nội dung trên, xin vui lòng liên hệ qua số hệ HOTLINE 1900.633.716 để được phản hồi nhanh nhất.

Scores: 4.8 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,837 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716