Bố mẹ bán nhà có cần chữ ký của con không?

Bố mẹ bán nhà có cần chữ ký của con khi có nhiều trường hợp giao dịch phải có sự đồng ý và chữ ký của những người trong hộ khẩu thì việc bán nhà đất của cha mẹ mới hợp pháp. Tuy nhiên việc cần có chữ ký của con căn cứ vào quyền sở hữu của căn nhà là sở hữu chung hay riêng. Do đó, thông qua bài viết dưới đây tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin để làm rõ vấn đề này theo quy định hiện hành.

Bố mẹ bán nhà có cần chữ ký của con

Bố mẹ bán nhà có cần chữ ký của con

Quyền chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất

Chuyển quyền sử dụng đất đai được định nghĩa tại Khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất  có quyền được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định.

Có cần chữ ký của con khi bố mẹ bán nhà

Trường hợp nhà ở thuộc diện sở hữu riêng của bố mẹ không liên quan gì tới con cái thì theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Bộ luật Dân sự 2015: Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác không trái pháp luật. Do đó, khi thuộc trường hợp nhà là sở hữu riêng của cha, mẹ thì khi bán nhà không cần sự đồng ý của con cái.

Tuy nhiên, khi nhà ở thuộc sở hữu chung của hộ gia đình, bố mẹ khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được sự đồng ý của con theo phương thức thỏa thuận quy định tại Khoản 2 Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015:Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

Trường hợp cần phải có chữ ký của con cái khi bán nhà

Nếu quyền sử dụng đất đó thuộc sở hữu chung của tất cả các thành viên trong hộ bao gồm cả cha mẹ và các con thì theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP: Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên. và khoản 5 Điều 14 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT: Người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Theo các quy định trên thì khi cha mẹ bán đất là sở hữu chung của gia đình thì phải có sự đồng ý bằng văn bản và chữ ký của các con là thành viên của hộ gia đình và văn bản đồng ý đó phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

Điều kiện để được xác định là thành viên hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất theo Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013:

  • Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
  • Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất

Do đó khi đảm bảo các quy định là thành viên hộ gia đình có chung quyền sở hữu, sử dụng đất thì khi cha mẹ bán đất phải có sự đồng ý của các con.

Cần chữ ký của con để bố mẹ bán nhà

Cần chữ ký của con để bố mẹ bán nhà

Con cái có khởi kiện khi bố mẹ tự ý bán nhà

Khi cha mẹ tự ý bán nhà thuộc sở hữu chung của hộ gia đình mà không hỏi ý kiến các con hoặc các con không đồng ý thì những người con có quyền gửi đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu tuyên bố hợp đồng mua bán nhà đất mà bố mẹ tự ý xác lập là vô hiệu. Sau đó,Tòa án sẽ xem xét nếu theo yêu cầu khởi kiện là đúng thì Tòa án sẽ tuyên hợp đồng vô hiệu và có những hậu quả kèm theo theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 là các bên trong giao kết hợp đồng hoàn trả lại những gì đã nhận cho nhau và bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại (nếu có) khi có thiệt hại thực tế xảy ra.

Nếu nhà thuộc tài sản riêng của cha, mẹ đứng tên hoặc tài sản chung của bố mẹ riêng thì bố mẹ có quyền tự do xác lập giao dịch mà không cần sự đồng ý hay chữ ký của con để bán nhà và con cái không có quyền ngăn cản hay khởi kiện ra Tòa án. Điều này giúp đảm bảo cho cha mẹ về quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của mình theo Điều 206 Bộ luật Dân sự 2015.

>>> Xem thêm: Cha mẹ bán đất con không đồng ý phải làm sao?

Luật sư tư vấn việc bán nhà cần chữ ký của con

Tư vấn việc mua bán cần chữ ký của con

Tư vấn việc mua bán cần chữ ký của con

Trên đây là các thông tin cơ bản về các trường hợp cần và không cần chữ ký của con khi bố mẹ bán nhà và quyền khởi kiện của con cái khi bố mẹ tự ý bán nhà. Nếu có bất cứ câu hỏi thắc mắc nào cần luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai , tư vấn luật đất đai xin liên hệ Hotline: 1900.633.716 để được các luật sư nhà đất hỗ trợ giải đáp thắc mắc.

Scores: 4.66 (37 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716