Án phí khởi kiện chia thừa kế tài sản là bao nhiêu tiền, Ai chịu?

Án phí khởi kiện chia thừa kế tài sản sẽ được xác định dựa trên phần tài sản mà các đương sự sẽ được chia trong phần di sản thừa kế. Từ đó, mức phí khi khởi kiện chia di sản thừa kế sẽ được xác định cụ thể theo pháp luật dân sự cho mỗi bên đương sự. Do vậy, để hiểu rõ hơn về vấn đề trên chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về vấn đề này cũng như là thủ tục thông qua bài viết dưới đây.

Quy định về án phí chia thừa kế

Quy định về án phí chia thừa kế

Điều kiện khởi kiện chia thừa kế

Căn cứ theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đơn khởi kiện có thể bị trả lại nếu không đáp ứng được các điều kiện:

  • Không đáp ứng về điều kiện của chủ thể khởi kiện theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
  • Điều kiện về sự việc chưa được giải quyết bởi tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này có nghĩa là nếu sự việc đã được giải quyết bởi Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền rồi thì Tòa án sẽ không nhận đơn khởi kiện nữa.
  • Không thuộc Thẩm quyền giải quyết vụ án
  • Hình thức và nội dung hồ sơ khởi kiện mà người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu.

Theo đó, có thể hiểu người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án bảo vệ mình. Trong tranh chấp chia thừa kế thì người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại là người thừa kế nên họ là người có quyền khởi kiện.

>>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp

Mức án phí khi khởi kiện chia di sản thừa kế

Theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐTP thì các bên đương sự có nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm trong trường hợp giải quyết chia tài sản chung, chia di sản thừa kế quy định tại Điều 6 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án như sau:

Khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc mỗi người xác định phần tài sản của mình trong khối tài sản chung, phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có tranh chấp thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia tài sản chung

Theo quy định tại Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì  Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí.

Mức tạm ứng án phí phải phải nộp bằng 50% mức án phí (theo quy định tại Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

Án phí khi khởi kiện chia di sản thừa kế sơ thẩm

Án phí khi khởi kiện chia di sản thừa kế sơ thẩm

Đối tượng nộp án phí khi chia di sản thừa kế

Đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm sẽ theo căn cứ vào Khoản 7 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định như sau:

  • Mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia, được hưởng trong khối tài sản, di sản thừa kế
  • Người yêu cầu chia tài chia tài sản chung, di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu
  • Người yêu cầu chia tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch trong trường hợp Tòa án xác định tài sản chung, di sản thừa kế mà đương sự yêu cầu chia không phải là tài sản của họ

Trường hợp đương sự đề nghị chia tài sản chung, chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ tài sản chung, di sản thừa kế đó thì:

  • Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án.
  • Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận.
  • Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận.

>>> Tham khảo thêm: Các loại phí, lệ phí trong quá trình khởi kiện một vụ án Dân sự

Thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp về thừa kế tài sản là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

  • Đối với những tranh chấp về thừa kế sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện.
  • Đối với trường hợp đương sự hoặc tài sản nằm ở nước ngoài thì tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.

Căn cứ quy định tại Điều 35, Điều 38 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, khi khởi kiện chia thừa kế thì những tài liệu cần chuẩn bị như sau:

  • Đơn tranh chấp đất đai thừa kế theo mẫu số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017
  • Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của người khởi kiện
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế
  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (nếu có)
  • Hợp đồng mua bán, tặng cho (nếu có),…
  • Các tài liệu, giấy tờ khác có liên quan.

Đơn khởi kiện chia thừa kế

Đơn khởi kiện chia thừa kế

Trình tự thủ tục

Theo Chương XII của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, về khởi kiện và thụ lý vụ án thì khi khởi kiện chia thừa kế cần trải qua các bước sau:

  1. Bước 1: người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và nộp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết
  2. Bước 2: Tòa án tiếp nhận đơn, xử lý đơn khởi kiện nếu như đơn khởi kiện theo đúng nội dung tại khoản 4 Điều 189 bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án sẽ thông báo thụ lý vụ án
  3. Bước 3: người khởi kiện sẽ nộp tiền tạm ứng án phí tại Tòa án
  4. Bước 4: Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo trình tự thủ tục tố tụng

Tư vấn về việc phân chia di sản thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế

  • Tư vấn pháp luật về thừa kế
  • Tư vấn thủ tục chứng minh di sản;
  • Xác định tư cách người thừa kế hợp pháp;
  • Tư vấn thực hiện thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp di sản thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật);
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ khai nhận, xác lập, phân chia tài sản thừa kế;
  • Đại diện, bảo vệ quyền thừa kế hợp pháp của khách hàng
  • Tư vấn xác định tính hợp pháp di chúc, quyền thừa kế người khác, phân chia di sản.

Như vậy, khi các bên đương sự không xác định được phần tài sản của mình hoặc trong khối di sản thừa kế là khác nhau và có tranh chấp thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia. Án phí khởi kiện chia tài sản thừa kế đã được Luật L24H cung cấp ở nội dung trên. Nếu quý khách muốn tư vấn rõ hơn về vấn đề của mình hoặc cần sử dụng dịch vụ luật sư dân sự tư vấn giải quyết tranh chấp vui lòng liên hệ với chúng tôi qua 1900633716 để luật sư hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,853 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716