Khi muốn xác nhận quyền thừa kế hợp pháp thì những người thuộc hàng thừa kế hoặc thừa kế theo di chúc thực hiện mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp. Bài viết của Luật L24H sẽ hướng dẫn soạn mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp và xác định cơ quan có thẩm quyền để nộp mẫu đơn này theo quy định pháp luật.
Mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp mới nhất
Quy định pháp luật về Quyền thừa kế?
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Cơ sở pháp lý: Điều 609, 610 Bộ luật Dân sự 2015.
Khi nào cần soạn đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp?
- Phục vụ việc chuyển quyền sử dụng, sở hữu tài sản sang cho người thừa kế, đăng ký biến động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hạn chế tình trạng tranh chấp về quyền hưởng di sản có thể phát sinh trong tương lai với những người thừa kế khác.
>> Tham khảo thêm bài viết: Mẫu giấy cam kết không tranh chấp tài sản thừa kế
Khi nào cần soạn đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp
Mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế hợp pháp
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế khi có di chúc:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Tôi là (ghi rõ họ và tên): …………………………………
Sinh ngày: ……/……/……
CMND/CCCD số: ………………………… Cấp ngày: ……/……./…….
Nơi cấp: …………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú: (Trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú)
…………………………………………………………………………………………
Tôi là người thừa kế duy nhất theo pháp luật của ông/bà ………………………….
chết ngày ……/……/…… theo Giấy chứng tử ……………………………………… do
Uỷ ban nhân dân …………………………… cấp ngày ……/……/……
Tôi xin nhận tài sản thừa kế của ông/bà …………………………………….. để lại như sau:
…………………………………………………..
…………………………………………………..
…………………………………………………..
…………………………………………………..
Tôi xin cam đoan:
- Những thông tin đã ghi trong Văn bản nhận tài sản thừa kế này là đúng sự thật;
- Ngoài tôi ra, ông/bà …………………………… không còn người thừa kế nào khác.
Người nhận tài sản thừa kế (Ký và ghi rõ họ tên |
Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế khi chia theo pháp luật:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
VĂN BẢN PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ
Hôm nay, ngày……tháng…..năm…… , tại ………………
Chúng tôi gồm có:
Ông (bà): …………………………….., sinh ngày: ………………………………..
Giấy chứng minh nhân dân số ……….. cấp ngày …………. tại……………
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………….…..
Địa chỉ liên hệ: …………….…………………………………….…………..
Cùng vợ (chồng) là ………………………………, sinh ngày: …………
Giấy chứng minh nhân dân số………… cấp ngày …………tại …………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………..
Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………..
Chúng tôi là những người thừa kế theo ………. của ông/bà ………… chết ngày ………. theo Giấy chứng tử số ………., quyển số: …….. do Uỷ ban nhân dân …….. cấp ngày …….
Chúng tôi thoả thuận về việc phân chia tài sản thừa kế của ông/bà ………. để lại như sau:
1 .…………………………………………..
2 .…………………………………………..
Chúng tôi xin cam đoan:
- Những thông tin đã ghi trong Văn bản phân chia tài sản thừa kế này là đúng sự thật;
- Ngoài chúng tôi ra, ông/bà …………………….. không còn người thừa kế nào khác;
- Văn bản phân chia tài sản thừa kế này do chúng tôi tự nguyện lập và việc phân chia tài sản thừa kế nêu trên không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Những người thừa kế
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………
Nộp đơn xin xác nhận quyền thừa kế ở đâu?
Hồ sơ đính kèm
Hồ sơ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế gồm:
- Giấy chứng tử của người để lại di sản
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; sổ tiết kiệm; giấy đăng ký xe; giấy chứng nhận cổ phần…
- Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu,…
- Di chúc (nếu có)
- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người để lại di sản và người nhận di sản (áp dụng cho trường hợp thừa kế theo pháp luật)
- Giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của người để lại di sản (nếu có)
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về nơi có thẩm quyền xác nhận bao gồm:
- UNBD xã
- Các văn phòng công chứng
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Luật sư tư vấn quyền thừa kế hợp pháp
- Luật sư tư vấn soạn văn bản kê khai di sản thừa kế/Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;
- Tư vấn các hàng thừa kế theo pháp luật;
- Tư vấn thủ tục hưởng thừa kế đất đai;
- Tư vấn các trường hợp không có quyền thừa kế;
- Tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế;
- Tư vấn thủ tục thừa kế nhà ở của bố mẹ để lại;
- Tư vấn thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế;
- Tư vấn thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đã thừa kế.
Không phải cá nhân nào cũng có kiến thức pháp luật khi xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của mình. Bài viết trên đây là những thông tin liên quan đến việc xác nhận quyền thừa kế, hồ sơ đầy đủ khi thực hiện hoạt động này. Nếu còn thắc mắc và cần sự hỗ trợ từ đội ngũ luật sư thừa kế của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.