Tư vấn giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại tại TP.HCM

Tư vấn giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại tại TP.HCM đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại. Với đội ngũ luật sư thương mại của Luật L24H, những chuyên gia trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, chúng tôi đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp trong việc đưa ra các giải pháp bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Để tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề trên mời mọi người theo dõi bài viết dưới đây.

Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại TP.HCM

Tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại TP.HCM

Xác định tranh chấp thương mại?

Việc xác định tranh chấp thương mại đóng vai trò là bước đầu trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại. Vì dựa vào việc xác định quan hệ tranh chấp mà luật sư có thể áp dụng đúng đắn các quy định pháp luật nội dung, trong việc giải quyết yêu cầu của khách hàng. Nội dung sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tranh chấp thương mại.

Định nghĩa

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Căn cứ theo quy định của hoạt động thương mại như trên, ta có thể hiểu rằng tranh chấp thương mại là sự bất đồng hoặc xung đột phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại, thường là do sự mâu thuẫn về quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên.

Ví dụ về tranh chấp thương mại:

Công ty TNHH A chuyên sản xuất đồ gỗ có trụ sở chính tại Hồ Chí Minh. Ngày 12/10/2023, Công ty A đã ký hợp đồng cung cấp gỗ với công ty B có trụ sở chính tại Nha Trang.

Theo hợp đồng đã ký, B có trách nhiệm cung cấp gỗ cho A thành 2 đợt với tổng giá trị hợp đồng là 2 tỷ. Tuy nhiên, trong đợt giao hàng thứ 2, B đã không thể giao hàng cho A đúng hạn do 1 số lý do khách quan. Thiệt hại kinh tế phát sinh cho A là 500 triệu đồng.

Có thể thấy, cả hai bên trong quan hệ trên đều là pháp nhân thương mại hoạt động vì mục đích sinh lợi thông qua việc giao kết hợp đồng cung cấp gỗ. Lúc này, nếu phát sinh tranh chấp thì pháp luật áp dụng sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành điều chỉnh là pháp luật về thương mại.

Đặc điểm

Thứ nhất, các tranh chấp thương mại thường có chủ thể là thương nhân

Thương nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại với mục đích tạo ra lợi nhuận và phát triển kinh doanh. Với mục đích đó, thương nhân phải không ngừng xác lập quan hệ thương mại, hợp tác kinh doanh với các thương nhân khác hoặc với bên không phải là thương nhân. Các tranh chấp thương mại sẽ thường xuất hiện trong quá trình kinh doanh như trên, nên các tranh chấp thương mại thường có ít nhất một chủ thể là thương nhân.

 Thứ hai, các tranh chấp thương mại thường là các mâu thuẫn về quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên.

Khi thiết lập quan hệ thương mại, hợp tác kinh doanh các bên sẽ phải ký kết hợp đồng, trong đó quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên. Do xuất hiện mâu thuẫn trong quá trình thực hiện, các bên vi phạm các điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, điều này sẽ dẫn đến việc xuất hiện tranh chấp thương mại.

Tuy nhiên, không phải lúc nào vi phạm đến quyền và nghĩa vụ của các bên cũng làm phát sinh tranh chấp.Thông thường, chỉ các mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trực tiếp tới lợi ích kinh tế thì mới làm phát sinh tranh chấp thương mại.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

Trong nền kinh tế sôi động ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi các hoạt động thương mại diễn ra liên tục, thì việc phát sinh các tranh chấp thương mại là không thể tránh khỏi. Khi tranh chấp thương mại xuất hiện cần các phương thức giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Căn cứ Điều 317 Luật Thương mại năm 2005 quy định có 4 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại, cụ thể rằng:

Thương lượng

Hình thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng là quá trình mà các bên tự nguyện thảo luận, thỏa thuận và giải quyết mâu thuẫn mà không cần sự can thiệp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. Trong quá trình này, không có sự ràng buộc về trình tự hoặc thủ tục pháp lý và kết quả cuối cùng phụ thuộc hoàn toàn vào sự đồng thuận của các bên tham gia.

Hòa giải

Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

Để được giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại thì các bên phải có thỏa thuận

hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận hòa giải bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

Khi lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, các bên phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định như: Tham gia hòa giải tự nguyện, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; Các thông tin liên quan phải giữ bí mật; Nội dung hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật;…

Cơ sở pháp lý: Điều 3, Điều 4, Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng phương thức hòa giải

>>> Xem thêm: Quy tắc hòa giải trong tranh chấp thương mại quốc tế

Trọng tài thương mại

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là quá trình giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp thương mại thông qua việc các bên trong tranh chấp đều đồng ý để trọng tài làm trung gian và đưa ra quyết định cuối cùng về tranh chấp thương mại.

Để được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì các bên phải có thỏa thuận trọng tài, có thể thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Trọng tài viên là những chuyên gia có kiến thức chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực thương mại và có khả năng đánh giá các vấn đề pháp lý và thương mại liên quan đến tranh chấp.

Quyết định của trọng tài được coi là chung thẩm, cuối cùng và ràng buộc đối với các bên tham gia trọng tài.

Quá trình trọng tài thường nhanh chóng hơn so với hệ thống Tòa án truyền thống và đặc biệt phù hợp cho các tranh chấp thương mại phức tạp.

Cơ sở pháp lý: Điều 3, Điều 4, Điều 5 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.

>>>xem thêm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại.

Tòa án

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan Tòa án nhân dân các cấp để đưa ra quyết định buộc các bên có nghĩa vụ thi hành.

Các tranh chấp thương mại được Tòa án giải quyết theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định gọi là Tố tụng Tòa án.

Để giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án, chúng ta phải xác định được tranh chấp thương mại nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
  • Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Khi tranh chấp thương mại giữa các bên thuộc những trường hợp trên thì Tòa án sẽ thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết theo quy định pháp luật tố tụng dân sự.

Căn cứ pháp lý: Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

>>> Xem thêm: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Lưu ý khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp

Khi phát sinh tranh chấp thương mại, các bên nên đưa ra quyết định áp dụng hình thức phù hợp để giải quyết tranh chấp. Ngoài thông hiểu về các hình thức thì các bên cũng phải xem xét cẩn trọng về sự phù hợp và các hạn chế của những phương thức này. Dưới đây là một vài lưu ý khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp thương mại:

  • Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án sẽ tốn thời gian giải quyết khá dài so với các hình thức giải quyết tranh chấp khác.
  • Trọng tài giúp giải quyết tranh chấp thương mại nhanh gọn, thuận tiện, tuy nhiên chi phí trọng tài cao hơn so với án phí của Tòa án.
  • Kết quả khi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải sẽ không được pháp luật đảm bảo thi hành, nên phải thụ thuộc vào thiện chí của các bên.
  • Kết quả khi giải quyết tranh chấp bằng thương lượng sẽ không được pháp luật đảm bảo thi hành, nên phải thụ thuộc vào thiện chí của các bên.

Theo chúng tôi, nếu các bên đã xác định quan hệ tranh chấp là quan hệ thương mại thì các bên có thể lựa chọn phương thức tối ưu nhất là giải quyết bằng trọng tài thương mại với sự trợ giúp, tư vấn từ Luật sư trong quá trình tham gia tố tụng tại trọng tài thương mại.

Theo đó, phương thức giải quyết bằng trọng tài thương mại có một số ưu điểm sau:

  • Sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cho đôi bên bởi phương thức này chỉ có một cấp xét xử và Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm.
  • Phán quyết trọng tài có giá trị tương đương bản án, có hiệu lực thi hành như 1 bản án.
  • Trọng tài thường thiên hướng các bên đến hòa giải trong thương mại, trọng tài có khả năng đánh giá phân tích và tư vấn cho các bên biết vị thế pháp lý của mình dưới góc độ thương mại. Cho nên trọng tài là đơn vị giải quyết tranh chấp mà các thương nhân nên xem xét sử dụng.

Trong quá trình tố tụng tại Trọng tài thương mại, các bên tranh chấp nên có Luật sư tham gia để có thể đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Lưu ý khi chọn hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Lưu ý khi chọn hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại

Đội ngũ Luật sư của Luật L24H là những chuyên gia trong tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu bạn lựa chọn dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp của chúng tôi, bạn sẽ nhận được hỗ trợ chuyên nghiệp, uy tín và tận tâm, bao gồm các hoạt động sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp thương mại;
  • Tư vấn về điều kiện, thủ tục thực hiện khi lựa chọn hòa giải, Tòa án, trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn về thẩm quyền, thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại tại Tòa án.
  • Hỗ trợ đưa ra các đề xuất pháp lý khi lựa chọn thương lượng để giải quyết tranh chấp;
  • Soạn thảo đơn từ liên quan để giải quyết tranh chấp thương mại;
  • Đại diện hoặc tham gia luật sư bảo vệ quyền lợi khách hàng thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp với cơ quan nhà nước, trọng tài khi khởi kiện tranh chấp thương mại.

Việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là quyết định quan trọng, và cần xem xét cẩn thận các yếu tố như tính nhanh chóng, hiệu quả, và chi phí. Để biết thêm chi tiết hoặc nếu bạn cần hỗ trợ về tranh chấp thương mại, hãy liên hệ với luật sư giải quyết tranh chấp thương mại tại TP. HCM của Luật L24H qua tổng đài hotline: 1900633716. Chúng tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn trong quá trình này.

Scores: 4.6 (40 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 218 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716