Tranh chấp kinh doanh thương mại và phương thức giải quyết

Tranh chấp kinh doanh thương mại là thực trạng các bên có sự mâu thuẫn với nhau trong quan hệ hợp đồng thương mại. Có đa dạng các hình thức giải quyết, ví dụ như các bên có thể thương lượng để hòa giải với nhau, hay giải quyết bằng trọng tài thương mại, hoặc tòa án. Mỗi hình thức sẽ có những cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như thủ tục tố tụng khác nhau.

Tranh chấp kinh doanh thương mại

Tranh chấp kinh doanh thương mại

Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thương mại 2005, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Pháp luật Thương mại hiện hành chưa có khái niệm cụ thể thế nào là tranh chấp kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, từ thực tiễn có thể nhận định rằng, tranh chấp kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn xảy ra giữa các chủ thể với nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại. Những mâu thuẫn này xoay quanh vấn đề về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng.

Những mâu thuẫn phát sinh trong kinh doanh thương mại

Những mâu thuẫn phát sinh trong kinh doanh thương mại

Các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

Có 4 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại được quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005. Cụ thể là các hình thức sau đây:

Thương lượng

Có thể hiểu hình thức giải quyết tranh chấp thương lượng giữa các bên là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.

Một trong những nguyên tắc cơ bản trong hợp đồng đó là nguyên tắc tự do ý chí. Chính vì vậy, khi xảy ra tranh chấp thì các bên có quyền tự do bàn bạc với bên còn lại, nhằm đi đến sự thống nhất ý chí thêm một lần nữa mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ cơ quan, tổ chức nào khác. Các bên có quyền tự do thỏa thuận để giải quyết mâu thuẫn đang tồn tại trong quan hệ hợp đồng thương mại mà mình tham gia và pháp luật hoàn toàn tôn trọng điều đó.

Hòa giải

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 02 năm 2017, hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

(CSPL: Điều 6 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24 tháng 02 năm 2017)

Giải quyết bằng trọng tài thương mại

Đối với quy định giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì tại Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định Luật Trọng tài thương mại 2010.

Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
  • Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

>>> Xem thêm: Trọng tài thương mại là gì?

Giải quyết bằng tòa án

Đây là hình thức một bên trong tranh chấp khởi kiện bên còn lại ra tòa án để nhờ tòa án phân xử, giải quyết mâu thuẫn trong hợp đồng kinh doanh thương mại.

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

(CSPL:  Điều 319 Luật Thương mại 2005)

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài tại Tóa án

khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp

khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp

Lưu ý khi ký kết hợp đồng kinh doanh thương mại để hạn chế tranh chấp

  • Chú ý thẩm quyền của người giao kết hợp đồng;
  • Chủ thể có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch kinh doanh thương mại được xác lập;
  • Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng cần phải được sử dụng một cách mạch lạc, rõ ràng, tránh những từ mang nghĩa “bóng”, hàm ý, dễ hiểu lầm, hiểu sai hoặc các từ viết sai chính tả dẫn đến sai nghĩa.

Luật sư tư vấn về tranh chấp kinh doanh thương mại

  • Tư vấn về thủ tục khởi kiện ra tòa án khi có tranh chấp kinh doanh thương mại;
  • Tư vấn về thay đổi Trọng tài viên khi giải quyết bằng trọng tài thương mại;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng kinh doanh thương mại phù hợp với quy định của pháp luật.

Tranh chấp là điều mà các chủ thể khi tham gia quan hệ kinh doanh thương mại không muốn hướng tới. Chính vì thế, việc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn là việc làm phù hợp và cần thiết. Các Luật sư chuyên tư vấn luật thương mại của Luật L24H sẵn sàng hỗ trợ Quý khách 24/24 qua hotline  1900633716. Rất vui vì được hỗ trợ Quý khách. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (32 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,791 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716