Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là việc các bên tranh chấp thông qua các phương thức, thủ tục thích hợp tiến hành các giải pháp nhằm loại bỏ, giải quyết những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi ích kinh tế nhằm làm rõ quyền, nghĩa vụ của các bên tranh chấp thương mại, giúp các bên bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Các dạng tranh chấp thương mại quốc tế

Tranh chấp từ việc thực hiện hoặc không thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm:

  • Tranh chấp từ nghĩa vụ giao hàngcủa người bán: Giao hàng không đúng địa điểm, thời điểm theo thỏa thuận, hàng hóa không phù hợp với hợp đồng,….
  • Tranh chấp phát sinh do bên mua vi phạm: Bên mua không nhận hàng theo thỏa thuận và không thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng, bên mua nhận hàng chậm, không trả tiền khi nhận hàng, vi phạm nghĩa vụ thanh toán hàng trong một khoảng thời gian hợp lý khiến bên bán bị thiệt hại,…
  • Tranh chấp phát sinh liên quan đến vận chuyển hàng hóa: Người chuyên chở khiếu nại một trong hai bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa về vấn đề chậm thực hiện trả tiền, giao hàng thiếu vận đơn, không cung cấp phương tiên kịp thời,….
  • Tranh chấp liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng
  • Tranh chấp liên quan đến hình thức hợp đồng
  • Tranh chấp về vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng
  • Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận tải quốc tế: Tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, tranh chấp liên quan đến vận đơn đường biển,…

>> Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Pháp luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.

Điều ước quốc tế

Theo điểm a khoản 1 Điều 2 Công ước viên năm 1969, “Thuật ngữ “điều ước” dùng để chỉ một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì”.

Trường hợp đối với Điều ước quốc tế mà Việt Nam không là thành viên: Điều ước quốc tế được sử dụng khi pháp luật (Điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên hoặc pháp luật quốc gia) cho phép các bên được thỏa thuận lựa chọn (khoản 2 Điều 664 BLDS 2015). Khi các bên thỏa thuận lựa chọn ĐWQT thì phải đáp ứng được các điều kiện chọn luật.

Trường hợp đối với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Đương nhiên được áp dụng khoản 1 Điều 664, khoản 1 Điều 665 BLDS 2015.

Như vậy, Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy phạm điều ước. Điều ước quốc tế có thể là phổ cập hoặc không phổ cập, toàn cầu hoặc khu vực, đa phương hoặc song phương.

Luật điều chỉnh Điều ước quốc tế là Công ước viên 1969

Tập quán quốc tế

Tập quán quốc tế được cấc bên sử dụng khi pháp luật cho phép các bên thỏa thuận lựa chọn tập quán quốc tế (phải đáp ứng được các điều kiện chọn luật – không trái với nguyên tắc cơ bản).

Pháp luật quốc gia

+ Áp dụng khi các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng hệ thống pháp luật của một Quốc Gia (khi pháp luật cho phép thỏa thuận lựa chọn và không thuộc trường hợp không áp đụng pháp luật nước ngoài).

+ Áp dụng khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột.

Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Thương lượng

  • Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổ biến nhất được các bên tranh chấp áp dụng rộng rãi để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong đời sống xã hội, nhất là trong hoạt động thương mại. Phương thức giải quyết tranh chấp này thường được giới thương nhân lựa chọn mỗi khi có tranh chấp phát sinh, bởi sự đơn giản của phương thức thực hiện, ít tốn kém, lại không bị ràng buộc bởi những thủ tục pháp lý phức tạp, uy tín cũng như bí mật trong kinh doanh được bảo đảm tối đa và mức độ phương hại đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên cũng thấp, thậm chí còn tăng cường sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau sau khi thương lượng thành công.
  • Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên thứ ba nào.

Hòa giải

  • Hòa giải được hiểu là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
  • Ở Việt Nam phương thức giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, thỏa thuận hòa giải được ưu tiên khi có tranh chấp xảy ra.
  • Các cách thức được các bên lựa chọn hòa giải:
  • Tự hòa giải: theo đó các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết cuối cùng mà không cần sự can thiệp của một bên khác.
  • Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp được tiến hành hòa giải mà có sự hỗ trợ, giúp đỡ bên khác như Tòa án, Trọng tài.
  • Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, Trọng tài trước khi đưa đơn khởi kiện.
  • Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, Trọng tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn khởi kiện của một bên.

Giải quyết bằng Tòa án

  • Đây là hình thức giải quyết mang tính cưỡng chế cao nhất, được tiến hành thông qua  hoạt động của cơ quan tài phán. Bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành theo đúng quy định pháp luật.
  • Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có thể ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thi hành án như kê biên tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài khoản tại ngân hàng,…
  • Đương sự có thể tiến hành kháng cáo, yêu cầu xét xử lại nếu thấy phán quyết của Tòa không thỏa đáng

Thủ tục giải quyết căn cứ theo Điều 683 Bộ luật dân sự 2015, theo đó:

  • Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này.
  • Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng. Do đó, khi có tranh chấp, Tòa án sẽ xác định dựa vào luật mà các bên thỏa thuận áp dụng.
  • Mức án phí xác định theo Danh mục mức án phí, lệ án phí được quy định tại Nghị quyết 326/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thường phức tạp, lâu dài và không có tính bảo mật thông tin cao. Các bên nên cân nhắc để chọn lựa giải pháp tốt ưu nhất cho doanh nghiệp mình.

Giải quyết bằng Trọng tài

Theo Điều 5 luật trọng tài thương mại 2010, điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài gồm:

  • Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
  • Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Khi đã có đủ các điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng TTTM như có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực… thì các bên thực hiện các bước theo trình tự tố tụng trọng tài.

  1. Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
  2. Bị đơn nộp bản tự bảo vệ (theo Điều 35 Luật TTTM 2010)
  3. Thành lập Hội đồng trọng tài
  4. Hòa giải (theo Điều 58 Luật TTTM 2010)
  5. Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp (theo Điều 55 Luật TTTM 2010)
  6. Hội đồng trọng tài ra phán quyết

Ưu điểm của cơ quan trọng tài là tính bảo mật thông tin cao cũng như tính linh động, tiết kiệm thời gian thực hiện thủ tục tố tụng cho các bên.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

  • Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
  • Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp tối ưu, thủ tục giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp
  • Tư vấn tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
  • Soạn thảo đơn khởi kiện gửi đến Tòa án, Trọng tài
  • Soạn thảo đơn tự bảo vệ
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng trong thương mại quốc tế
  • Soạn thảo các văn bản, tài liệu khác có liên quan để giải quyết tranh chấp trong từng trường hợp cụ thể
  • Trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp thông qua tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ, thông tin vụ việc, soạn thảo văn bản, đơn từ,…;
  • Tham gia vào quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ
  • Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết tranh chấp
  • Tham gia bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp, tư vấn của chúng tôi về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc khác hoặc muốn tìm hiểu thêm các quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại, dịch vụ luật sư tranh tụng tham gia vào quá trình giải quyết, hãy liên hệ ngay qua số HOTLINE: 1900.633.716 để tư vấn được kịp thời và nhanh chóng. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,827 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716