Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ viện luôn là vấn đề khiến cho những người có nhu cầu làm đẹp quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được các quy định cũng như trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ này ra sao. Do đó, Luật L24H xin thông tin đến bạn đọc những trách nhiệm, điều kiện mở thẩm mỹ viện.
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
Thế nào là kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ?
Theo quy định tại khoản 20 Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là việc sử dụng kỹ thuật y học để phẫu thuật (giải phẫu) làm thay đổi hình dáng, đặc điểm nhận dạng con người.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
Kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là loại hình kinh doanh có điều kiện, do đó để được kinh doanh loại hình dịch vụ này cần đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết như điều kiện để hoạt động và điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động.
Điều kiện hoạt động đối với dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
Căn cứ tại Điểm k Khoản 1 Điều 22 Nghị Định 109/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ là một trong các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật. Theo đó, thẩm mỹ viện là cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ được coi là một trong những loại hình phòng khám chuyên khoa.
Theo quy định tại Điều 41 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì Phòng khám chuyên khoa là hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Để hoạt động dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ cần đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 về điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
- Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
- Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Điều kiện hoạt động dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
Điều kiện để được cấp giấy phép
Để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ thì phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 vể điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
Ngoài ra, trong trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề (theo khoản 2 Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009).
Chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Chương III Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế được bổ sung bởi Khoản 14 Điều 1 Thông tư 41/2015/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
>>>Xem thêm: Quảng cáo trái phép cơ sở hành nghề thẩm mỹ viện bị xử lý như thế nào
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
- Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
- Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
- Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
- Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.
- Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.
- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
- Phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp lại hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong cơ sở kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
- Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.
- Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, phí sát hạch cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 41 Nghị định 96/2016/NĐ – CP quy định trách nhiệm cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ có trách nhiệm sau:
- Kiểm tra và lưu giữ bản sao giấy tờ tùy thân của khách trong hồ sơ, gồm một trong các loại giấy tờ sau đây:
Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu đối với khách hàng từ đủ 14 tuổi trở lên; Giấy khai sinh đối với khách hàng là trẻ em chưa đủ 14 tuổi.
- Đối với khách hàng từ đủ 14 tuổi trở lên, trường hợp thực hiện phẫu thuật để làm thay đổi đặc điểm trên khuôn mặt thì cơ sở kinh doanh có trách nhiệm chụp ảnh chân dung của khách trước khi phẫu thuật và sau khi hoàn thành việc phẫu thuật, kích thước 4×6 cm lưu trong hồ sơ phẫu thuật của khách.
- Hàng quý cơ sở kinh doanh phải có báo cáo, kèm theo bản sao giấy tờ tùy thân và ảnh của khách quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này gửi cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
Trách nhiệm của cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ
>>>Xem thêm: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Tư vấn về hoạt động, trách nhiệm sơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ viện
- Tư vấn hỗ trợ khách hàng về quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật về thành lập, hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ;
- Tư vấn khách hàng về quy định của pháp luật về thành lập, hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ;
- Hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sợ, chuẩn bị các giấy tờ liên quan cần thiết khi tiến hành thành lập cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ;
- Đại diện khách hàng liên hệ với các cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Tư vấn các vấn đề khác liên quan trong quá trình làm thủ tục thành lập, hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ;
- Hỗ trợ khách hàng giải quyết vấn đề pháp lý liên quan trong quá trình hoạt động cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ.
Như vậy, bài viết cũng đã phần nào cung cấp được các nội dung cơ bản về điều kiện kinh doanh, trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, cần luật sư tư vấn về thành lập, hoạt động sơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các Luật sư của Luật L24H tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.