Điều kiện mở thẩm mỹ viện, hướng dẫn hồ sơ thủ tục thành lập

Điều kiện mở thẩm mỹ viện là mối quan tâm lớn đối với những người có nhu cầu mở thẩm mỹ viện, đồng thời là minh chứng cho sự uy tín và chất lượng của cơ sở thẩm mỹ đối với các cá nhân có nhu cầu làm đẹp hiện nay. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về điều kiện, thủ tục, giấy tờ, chứng chỉ hành nghề cần thiết để được cấp giấy phép hoạt động, thành lập thẩm mỹ viện.

điều kiện thành lập thẩm mỹ viện

Điều kiện thành lập thẩm mỹ viện

Quy định về điều kiện mở thẩm mỹ viện

Điều kiện mở thẩm mỹ viện

Căn cứ Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP và khoản 8 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định cụ thể điều kiện để thành lập thẩm mỹ viện như sau:

Thứ nhất, về cơ sở vật chất:

  • Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;
  • Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh;
  • Có buồng lưu người bệnh;
  • Các điều kiện khác tùy theo phạm vi chuyên môn đăng ký;
  • Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật;
  • Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh.

Thứ hai, về trang thiết bị y tế:

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
  • Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Thứ ba, về nhân sự:

  • Là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký;
  • Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó;
  • Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: là bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ;
  • Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

Thứ tư, về an ninh trật tự:

Thẩm mỹ viện phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự và giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy (nếu có).

Như vậy cơ sở, tổ chức hành nghề thẩm mỹ cần tuân thủ đảm bảo các điều kiện trên để có thể thành lập thẩm mỹ viện theo đúng quy định của pháp luật.

Điều kiện mở thẩm mỹ viện có dịch vụ massage

Căn cứ Điều 38 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định điều kiện mở thẩm mỹ viện có dịch vụ massage:

Về cơ sở vật chất:

  • Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.
  • Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sỹ hoặc nơi đón tiếp khách hàng;

Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1.

  • Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng.

Về thiết bị:

  • Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh;
  • Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ;
  • Có đủ thuốc cấp cứu thông thường.

Về nhân sự:

Nhân viên thực hiện xoa bóp phải đảm bảo trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3cm x 4cm.

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền;
  • Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.

Để đảm bảo việc tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện mở thẩm mỹ viện có điều kiện massage thì các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện trên.

Loại hình thành lập thẩm mỹ viện

Các loại hình thẩm mỹ viện

Các loại hình thẩm mỹ viện

Loại 1: Cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ không cần phải xin phép:

Căn cứ Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ được thực hiện hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm không cần phải xin giấy xin pháp; nhưng phải đảm bảo đáp ứng những điều kiện theo luật quy định.

Loại 2: Cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ phải xin giấy phép kinh doanh dịch vụ spa:

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định các cơ sở thực hiện việc phun môi, xăm chân mày có ảnh hưởng đến việc thay đổi màu sắc da, bộ phận trên cơ thể, có sử dụng thuốc, chất kích thích để can thiệp vào cơ thể thì cần xin giấy phép kinh doanh.

Các Giấy tờ thành lập thẩm mỹ viện mới nhất 2023

Trước khi thực hiện các bước thủ tục thành lập thẩm mỹ viện, người đăng ký thành lập cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
  • Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của phòng khám;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của phòng khám;
  • Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;
  • Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
  • Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP

Thủ tục thành lập thẩm mỹ viện

Để xin giấy phép hoạt động thẩm mỹ viện cần thực hiện các bước thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu được trình bày ở trên

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ đến Sở y tế thông qua một trong ba hình thức sau:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp;
  • Qua đường bưu điện của Sở Y tế tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nhận hồ sơ thành lập thẩm mỹ viện, Sở Y tế thực hiện các công việc sau:

  • Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thì sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi ngay cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ;
  • Trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ (tính theo dấu bưu điện đến), cơ quan tiếp nhận gửi cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 4: Sở Y tế xem xét thẩm định hồ sơ

Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế sẽ xem xét cấp giấy phép động trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động chưa hợp lệ thì thực hiện như sau:

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ;
  • Cơ sở đề nghị cấp giấy chứng nhận tiến hành bổ sung, sửa đổi theo đúng nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ
  • Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, sửa đổi, nếu cơ quan tiếp nhận hồ sơ không có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải cấp giấy phép hoạt động trong thời gian quy định nếu thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
  • – Sau 60 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản yêu cầu mà cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động không bổ sung, sửa đổi, hoặc bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đạt yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động.

Bước 5: Nhận kết quả

Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động cho thẩm mỹ việc sau khi đã xem xét, thẩm định hồ sơ

Cơ sở pháp lý: Điều 44 Nghị định 109/2016/NĐ-CP

Tư vấn thành lập thẩm mỹ viện

Luật sư tư vấn thành lập thẩm mỹ viện

Luật sư tư vấn thành lập thẩm mỹ viện

  • Tư vấn pháp luật liên quan đến việc thành lập thẩm mỹ viện;
  • Tư vấn các loại hình thành lập thẩm mỹ;
  • Tư vấn các trường hợp nào không thể thành lập thẩm mỹ viện;
  • Trình tự, thủ tục để thành lập thẩm mỹ viện và hồ sơ kèm theo;
  • Tư vấn và xem xét điều kiện để thành lập thẩm mỹ viện;
  • Soạn thảo các đơn từ, văn bản liên quan nếu có yêu cầu từ khách hàng.

>>> Tham khảo thêm về: Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thẩm mỹ viện là cơ sở cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ, làm đẹp cho khách hàng. Bên cạnh đó, một thẩm mỹ viện thành lập và hoạt động uy tín luôn phải tuân thủ đủ các điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật. Để thành lập thẩm mỹ viện cần rất nhiều sự chuẩn bị để diễn ra suôn sẻ nhanh chóng và hợp pháp thì nhờ luật sư tư vấn doanh nghiệp là lựa chọn tốt nhất. Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ 1900.633.716 để được luật sư doanh nghiệp của Luật L24H tư vấn hỗ trợ trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn

Scores: 4.8 (27 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,925 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716