Tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép bị xử lý như thế nào?

Tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép là một trong những hạnh vi phạm tội đáng báo động hiện nay. Một số đối tượng thực hiện hành vi tổ chức, môi giới cho người khác vượt biên mà không thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh đúng quy định bằng cách sử dụng các giấy tờ giả hoặc vượt biên bằng con đường không chính ngạch. Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định pháp luật xử lý đối với hành vi vi phạm này.

Tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Tổ chức đưa người vượt biên trái phép là hành vi gì?

Vượt biên trái phép có thể được hiểu là việc di chuyển giữa các biên giới, lãnh thổ quốc gia mà không tuân thủ các quy định của pháp luật. Theo quy định pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh thì một người nếu muốn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và ngược lại để đến quốc gia khác phải qua các cửa khẩu, và làm thủ tục xuất cảnh theo đúng các quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép thì hành vi tổ chức đưa người vượt biên trái phép có thể được hiểu là việc tổ chức, môi giới tạo điều kiện để cho người khác từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại từ nước ngoài vào Việt Nam mà không làm các thủ tự xuất nhập cảnh theo quy định.

Như vậy, hành vi tổ chức đưa người vượt biên giới trái phép chưa được pháp luật quy định định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, có thể hiểu tổ chức đưa người vượt biên trái phép là hành vi tổ chức, môi giới đưa người vượt biên mà không tuân thủ các quy định về xuất nhập cảnh.

Khi nào tổ chức đưa người vượt biên trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hành vi tổ chức đưa người vượt biên trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi này có các dấu hiệu cấu thành tội phạm sau:

Khách thể

Hành vi tổ chức đưa người vượt biên trái phép xâm phạm trực tiếp đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh của Nhà nước, gây mất trật tự trong việc quản lý cư trú của công dân.

Mặt khách quan

Người phạm tội tổ chức tổ chức đưa người vượt biên trái phép thực hiện hành vi tổ chức, môi giới, tạo điều kiện cho người khác vượt biên từ lãnh thổ Việt Nam sang lãnh thổ các quốc gia khác và ngược lại. Trong các trường hợp khi người xuất cảnh không đủ các điều kiện bắt buộc khi xuất cảnh như: giấy tờ không đầy đủ, hết hạn, bị rách, tẩy xóa, … hay những người thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh.

Chủ thể

Bất kỳ cá nhân, tổ chức có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 đều có thể phạm tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện hành vi tổ chức đưa người vượt biên trái phép là hành vi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thấy trước hậu quả và vẫn mong muốn hậu quả xảy ra.

Như vậy, khi cấu thành các yếu tố trên, người thực hiện hành vi tổ chức đưa người vượt biên trái phép sẽ bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh

Cục Quản lý xuất nhập cảnh

Xử lý hành vi tổ chức đưa người vượt biên trái phép 

Mức xử phạt hành chính

Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cư trú và đi lại thì cá nhân có hành vi tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Cùng với hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất người nước ngoài nếu có hành vi vi phạm trên theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 18 Nghị định này.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, tổ chức có hành vi tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Như vậy, người thực hiện hành vi tổ chức đưa người vượt biên trái phép tùy theo mức độ và tính chất phức tạp sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Xử lý hình sự

Hành vi đưa người vượt biên trái phép là hành vi vi phạm pháp luật. Người tổ chức cho người khác vượt biên trái phép bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép được quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015.

  • Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép;
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với các hành vi: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; đối với từ 05 người đến 10 người; có tính chất chuyên nghiệp; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm;
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các hành vi: Đối với 11 người trở lên; thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; làm chết người.

Đồng thời, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tùy thuộc vào quy mô tổ chức, tính chất nguy hiểm và số tiền thu lợi bất chính từ hành vi tổ chức đưa người vượt biên trái phép, mà người vi phạm sẽ phải chịu các hình phạt tương ứng theo quy định của pháp luật.

>>>Tham khảo thêm về: Vượt biên trái phép bị xử lý như thế nào? Bao nhiêu tiềnXử lý hình sự tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Xử lý hình sự tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Luật sư bào chữa tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Luật L24H cung cấp dịch vụ luật sư bào chữa tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép bao gồm:

  • Tư vấn quy định pháp luật xác định hành vi tổ chức đưa người vượt biên trái phép có cấu thành tội phạm hay không;
  • Tư vấn quy định pháp luật về mức hình phạt tương ứng với tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép;
  • Tư vấn các trường hợp được hưởng sự khoan hồng của pháp luật;
  • Hỗ trợ, trực tiếp soạn thảo đơn từ, văn bản liên quan;
  • Điều tra, xác minh chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ liên quan đến trách nhiệm hình sự của thân chủ;
  • Hướng dẫn, trực tiếp làm việc với cơ quan nhà nước theo ủy quyền;
  • Trực tiếp tham gia bào chữa trong quá trình tố tụng bảo vệ thân chủ;
  • Các vấn đề pháp lý liên quan khác.

>>>Tham khảo thêm về: Dịch vụ Luật sư bào chữa đề nghị chuyển đổi tội danh hình sự

Dựa trên các quy định pháp luật về tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép, luật sư bào chữa xem xét, từ đó đưa ra phương án tốt nhất để bảo vệ khách hàng.

Tổ chức đưa người vượt biên trái phép là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ và tính chất phức tạp mà hành vi vi phạm gây ra, người vi phạm có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Bài viết trên là toàn bộ các quy định pháp luật về tội tổ chức đưa người vượt biên trái phép. Nếu có thắc mắc hay nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư bào chữa vui lòng liên hệ qua số Hotline 1900.633.716 để được Luật sư tư vân hình sự giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

Scores: 4.8 (38 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,829 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716