Tội giả mạo trong công tác, mức phạt mới nhất điều 359 Luật Hình Sự

Tội giả mạo trong công tác là một trong những hành vi giả mạo, giả danh; cấp bậc; để lừa đảo, qua mặt, phạm tội đang được xã hội lên án. Bởi lẽ, hành vi này không chỉ đe dọa đến lợi ích của các chủ thể xác định trong một đơn vị công tác, mà còn đã và đang xâm phạm các giá trị xã hội mà Nhà nước hướng tới bảo vệ. Tội giả mạo trong công tácđiểm mới của Bộ luật hình sự 2015, được ghi nhận cụ thể tại Điều 359.

Tội giả mạo trong công tác

Tội giả mạo trong công tác theo Bộ luật hình sự 2015

Tội phạm giả mạo trong công tác là gì?

Căn cứ theo Điều 359 Bộ luật hình sự 2015, tội giả mạo trong công tác được hiểu là việc một người lợi dụng vị trí, chức vụ, nhiệm vụ của mình tại cơ quan để thực hiện một số hành vi trái luật nhằm mục đích trục lợi hoặc động cơ cá nhân.

Các hành vi trái luật được xem là vi phạm vào tội giả mạo trong công tác như sau:

  • Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
  • Làm, cấp giấy tờ giả;
  • Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

Cấu thành của tội giả mạo trong công tác

Khách thể của tội giả mạo trong công tác

Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại đến bằng cách gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại đối với quan hệ xã hội ấy.

Như vậy, khách thể của tội giả mạo trong công tác chính là sự hoạt động đúng đắn của cơ quan, đơn vị của người có hành vi phạm tội. Chính vì hành vi trái luật mà đơn vị cơ quan này bị mất uy tín. Ngoài ra, các giấy tờ, tài liệu hay chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn mà bị người phạm tội sửa chữa, làm giả thì cũng là khách thể của loại tội này.

Cấu thành tội giả mạo trong công tác

Cấu thành tội giả mạo trong công tác

Chủ thể của tội giả mạo trong công tác

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội.

Như vậy, soi chiếu vào quy định tại Điều 359 Bộ luật hình sự 2015 thì tội giả mạo trong công tác có chủ thể là người đang công tác tại đơn vị cơ quan là khách thể bị tội giả mạo trong công tác xâm hại đến. Người này có thể là người có chức vụ quyền hạn hoặc không có chức vụ, quyền hạn trong đơn vị cơ quan đó. Chủ thể của loại tội này không thể là pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội vì hành vi giả mạo phải được thực hiện bởi chủ thể là cá nhân, vì lợi ích của cá nhân mà thực hiện hành vi giả mạo đó.

Mặt chủ quan của tội giả mạo trong công tác

Mặt chủ quan của tội phạm là diễn biến, trạng thái tâm lý bên trong của người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.

Người thực hiện hành vi giả mạo trong công tác đa phần là họ nhận thức được hành vi của mình, nhận thức được uy tín của tổ chức nơi mình làm việc có thể bị giảm sút do hành vi giả mạo gây ra nhưng họ vẫn chấp nhận hậu quả đó. Vì thế, hầu hết các trường hợp người thực hiện hành vi giả mạo trong công tác phạm vào lỗi cố ý trực tiếp.

Tuy nhiên vẫn có trường hợp người thực hiện hành vi không thấy trước hậu quả nghiêm trọng từ việc giả mạo của mình, cho nên, vẫn có trường hợp người phạm tội giả mạo trong công tác phạm vào lỗi vô ý.

Như vậy, tùy vào từng vụ án giả mạo trong công tác trên thực tế mà cơ quan chức năng sẽ tiến hành các nghiệp vụ để xác định các yếu tố về mặt chủ quan tương ứng của tội giả mạo trong công tác.

Mặt khách quan của tội giả mạo trong công tác

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài thế giới khách quan bao gồm: hành vi khách quan, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, hoàn cảnh, địa điểm phạm tội.

Căn cứ vào Điều 359 Bộ luật hình sự 2015, có thể xác định hành vi khách quan của tội giả mạo trong công tác như sau:

  • Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
  • Làm, cấp giấy tờ giả;
  • Giả mạo chữ kỹ của người có chức vụ, quyền hạn.

Trong trường hợp phạm tội giả mạo trong công tác, dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội danh giả mạo trong công tác không bao gồm việc hậu quả có xảy ra hay không, mà chỉ xem xét đến việc chủ thể có thực hiện hành vi được nêu tại Điều 359 Bộ luật hình sự 2015.

Khung hình phạt của tội giả mạo trong công tác

Khung hình phạt của tội giả mạo trong công tác

Hình phạt đối với hành vi giả mạo trong công tác theo Bộ luật hình sự

Khung hình phạt đối với người có hành vi giả mạo trong công tác như sau:

  • Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; Làm, cấp giấy tờ giả; Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
  • Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu các hành vi trên nếu người phạm tội thực hiện hành vi một cách có tổ chức; người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu; hoặc lượng giấy tờ bị cấp giả, làm giả từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu lượng giấy tờ bị cấp giả, làm giả từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả; hoặc để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu lượng giấy tờ bị cấp giả, làm giả 11 giấy tờ giả trở lên; hoặc để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra, hình phạt bổ sung đối với loại tội này còn bao gồm:

  • Cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

(CSPL: Điều 359 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

Luật sư bào chữa cho người phạm tội giả mạo trong công tác

Như vậy, người nào các hành vi của Điều 359 Bộ luật hình sự 2015 đều có khả năng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác. Tuy nhiên, với những tình tiết khác nhau thì sẽ dẫn đến những khung hình phạt khác nhau. Vì thế, việc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn là việc làm phù hợp và cần thiết. Đội ngũ luật sư chuyên tư vấn luật hình sự của Luật L24H sẵn sàng hỗ trợ Quý khách 24/24 qua hotline 1900.633.716. Rất vui vì được hỗ trợ Quý khách. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (45 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,829 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716