Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu mới nhất năm 2024

Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu (franchise) là hình thức kinh doanh mà trong đó một bên giao quyền sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu của mình cho bên khác. Trước khi nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền phải thực hiện đăng ký thủ tục nhượng quyền tại cơ quan có thẩm quyền. Để tìm hiểu quy định pháp luật về nhượng quyền thương hiệu cũng như thủ tục nhượng quyền và dịch vụ tư vấn liên quan, xin mời tham khảo bài viết dưới đây.

Thủ tục nhượng quyền thương hiệu mới nhất

Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là hoạt động thương hiệu có thể hiểu theo đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền sử dụng một sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất địnhvà yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành theo các điều kiện luật định.

Các hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ:

  • Nhượng quyền trong nước: Các thương hiệu Việt Nam nhượng quyền cho các thương nhân trong Việt Nam.
  • Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam: chủ thương hiệu nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức franchise. Ví dụ: Thương hiệu gà rán KFC, pizza hut..
  • Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài: Là hình thức mà các thương hiệu Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cách nhượng quyền. Ví dụ: cà phê Trung Nguyên, Phở 24,…

Nhượng quyền thương mại theo tiêu chí kinh doanh:

  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm: bên nhận quyền được phân phối sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền trong phạm vi và thời gian nhất định.
  • Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh: không chỉ được phân phối sản phẩm mà bên nhận nhượng quyền còn được chuyển giao cách điều hành, kỹ thuật kinh doanh và hỗ trợ các yêu cầu, kỹ năng cơ bản.

Nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh:

  • Franchise độc quyền: Bên nhượng quyền chọn và chỉ định một số đối tác nhất định tại quốc gia. Bên nhận nhượng quyền được quyền mở thêm cửa hàng hay bán franchise lại cho bất kỳ cá nhân, công ty nào trong phạm vi khu vực mà họ kiểm soát được.
  • Franchise vùng: Bên nhận nhượng quyền sẽ nhận nhượng quyền từ chính chủ thương hiệu hoặc từ người mua master franchise để bán lại cho những franchise nhỏ lẻ trong vùng kèm theo những điều kiện với bên nhượng quyền. Chỉ được nhượng quyền lại cho franchise chứ không mở cửa hiệu kinh doanh thương hiệu.
  • Franchise phát triển khu vực: Bên nhận nhượng quyền sẽ độc quyền về thương hiệu trong một phạm vi và một thời hạn nhất định cụ thể nhưng không được bán lại franchise.
  • Franchise riêng lẻ: Bên nhượng quyền sẽ làm việc và kiểm tra được với từng bên nhận nhượng quyền.

>> Tham khảo thêm: Quy Trình, Thủ Tục Đăng Ký Bảo Hộ Thương Hiệu Độc Quyền Năm 2024

Các hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Các hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Điều kiện nhượng quyền thương hiệu

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Điều 8 Nghị định 08/2018/NĐ-CP thì để hoạt động nhượng quyền thương mại thì chỉ cần đáp ứng một điều kiện duy nhất đối với bên nhượng quyền là có hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền phải hoạt động ít nhất 01 năm.

Các điều kiện khác về bên nhận quyền: phải là thương nhân; có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại đã bị bãi bỏ bởi Điều 9 Nghị định 08/2018/NĐ-CP. Như vậy, hiện nay bên nhận quyền thương hiệu không bắt buộc phải đáp ứng điều kiện cụ thể nào.

Thủ tục chuyển nhượng quyền thương hiệu

Chuẩn bị hồ sơ

Bên nhượng quyền chuyển bị bộ hồ sơ sau:

  • Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM.
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM.
  • Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
  • Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Những tài liệu này được căn cứ theo Điều 19 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 4, Điều 3 Nghị định số 120/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số nghị định của Chính phủ quy định chi tiết luật Thương mại.

Trình tự thủ tục

Thủ tục chuyển nhượng quyền thương hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP:

  1. Bước 1: Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến Bộ Công thương.
  2. Bước 2: Xem xét hồ sơ:
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
  • Nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.

Dịch vụ tư vấn thủ tục nhượng quyền thương hiệu

Luật sư chuyên tư vấn lĩnh vực thương mại sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện hồ sơ như sau:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến nhượng quyền thương mại;
  • Tư vấn quy trình, thủ tục cần thực hiện để tiến hành nhượng quyền theo quy định pháp luật;
  • Tư vấn và soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Tư vấn về tiềm năng, tài chính và cơ hội cũng như những vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện nhượng quyền thương mại;
  • Hỗ trợ soạn thảo, đàm phán và tiến đến giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể phát sinh tranh chấp;
  • Tư vấn hướng giải quyết tốt nhất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng khi phát sinh tranh chấp từ hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Nhận ủy quyền, thay mặt khách hàng trực tiếp giải quyết tranh chấp và tham gia tố tụng đối với các tranh chấp liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại.
  • Theo dõi và tư vấn pháp luật thường xuyên trong quá trình thực hiện nhượng quyền thương mại nếu khách hàng có nhu cầu.

Dịch vụ tư vấn thủ tục nhượng quyền thương hiệu

Dịch vụ tư vấn thủ tục nhượng quyền thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu là một trong những hình thức nhượng quyền trong thương mại được thực hiện theo thủ tục và trình tự luật định. Sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tụcnhượng quyền thương mại đem lại hiệu quả tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp mong muốn nhượng quyền cũng như nhận quyền thương hiệu. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn thêm về hợp đồng nhượng quyền thương hiệu hoặc những vấn đề khác liên quan thì hãy liên hệ Luật sư doanh nghiệp qua Hotline 1900.633.716 để được tư vấn.

Một số bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.5 (26 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,833 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716