Thế nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh? Mức xử phạt

Cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong nền kinh tế thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh cạnh tranh lành mạnh, vẫn tồn tại những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và quyền lợi của các bên liên quan. Vậy, thế nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này.

Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh

Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh

Quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Khái niệm

Khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018, cụ thể như sau: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Như vậy, có thể hiểu rằng hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành động trái đạo đức nhằm mục đích làm hại đối thủ trong môi trường kinh doanh.

Đặc điểm

Dưới góc độ pháp lý về cạnh tranh không lành mạnh, có thể thấy rằng đây là hành vi được thực hiện bởi những chủ thể tham gia vào thị trường sử dụng các phương thức không phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh nhằm gây thiệt hại hoặc bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh của mình.

Từ những phân tích trên, đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được khái quát như sau:

1.  Về chủ thể: Chủ thể của hành vi cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường. Quy định của pháp luật cạnh tranh cũng xác định chủ thể của hành vi cạnh tranh là các doanh nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018.

2. Về tính chất: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi có tính chất đối lập, đi ngược lại với các nguyên tắc, chuẩn mực trong kinh doanh.

Nguyên tắc thiện chí, trung thực là hai nguyên tắc gần như bất biến trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Ngoài ra, tập quán thương mại và chuẩn mực cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc xác định cụ thể hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Một hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra điển hình luôn gắn liền với yếu tố chủ quan của bên vi phạm, mặc dù biết hoặc phải biết đến các nguyên tắc, chuẩn mực đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của mình nhưng vẫn cố tình vi phạm. Tuy nhiên, về nguyên tắc, một hành vi của doanh nghiệp cho dù chỉ là vô ý, hay vô tình nhưng hành vi đó gây thiệt hại cho chủ thể khác vẫn phải bị ngăn chặn.

3. Về hậu quả: Hậu quả của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Có thể thấy, hậu quả thiệt hại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh không nhất thiết là đã xảy ra trên thực tế. Có những hành vi thiệt hại chỉ dừng lại ở mức độ tiềm năng nhưng chắc chắn sẽ xảy ra nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật nghiêm cấm

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị pháp luật nghiêm cấm được quy định cụ thể tại Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018, bao gồm các hành vi sau đây:

1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

  • Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
  • Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

  • Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
  • So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

Như vậy, khi doanh nghiệp thực hiện một trong những hành vi bị cấm nêu trên là đã vi phạm pháp luật về cạnh tranh và sẽ bị xử phạt theo quy định.

Xử phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Mức xử phạt hành chính

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định trong Mục 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, cụ thể như sau:

STT Hành vi vi phạm Mức phạt hành chính Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục CSPL
1 Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh Phạt tiền từ 200-300 triệu đồng Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;

 

Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Điều 16
2 Hành vi ép buộc trong kinh doanh (đe dọa hoặc cưỡng ép để đối tác của doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó) Phạt tiền từ 100-200 triệu đồng;

 

Phạt tiền từ 200-300 triệu đồng (nếu ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh);

 

Phạt tiền gấp 2 lần mức trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Điều 17
3 Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác Phạt tiền từ 100-200 triệu đồng (cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp);

 

Phạt tiền từ 200-300 triệu đồng (cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khách bằng cách đưa trực tiếp thông tin không trung thực về doanh nghiệp);

 

Phạt tiền gấp 2 lần mức nêu trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm;

 

Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;

 

Buộc cải chính công khai.

Điều 18
4 Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác Phạt tiền từ 50-100 triệu đồng với hành vi gián tiếp cản trở, làm gián đoạn kinh doanh của doanh nghiệp khác;

 

Phạt tiền từ 100-150 triệu đồng với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn kinh doanh của doanh nghiệp khác;

 

Phạt tiền gấp 2 lần mức nêu trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 06-12 tháng;

 

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm;

Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Điều 19
5 Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính Phạt tiền từ 100-200 triệu đồng;

 

Phạt tiền gấp 2 lần mức nêu trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

 

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm;

 

Tịch thu khoản lợi nhuận thu được;

 

Buộc cải chính công khai;

 

Loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.

Điều 20
6 Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ Phạt tiền từ 800-1 tỷ đồng;

 

Phạt tiền gấp 2 lần mức nêu trên nếu thực hiện hành vi vi phạm trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm;

 

Tịch thu khoản lợi nhuận thu được.

Điều 21

Hình thức phạt tiền đối với hành vi vi phạm

Hình thức phạt tiền đối với hành vi vi phạm

Xử lý hình sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội vi phạm quy định về cạnh tranh, theo đó:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
  • Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
  • Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền;
  • Thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại cho người khác 5.000.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

>>>Xem thêm: Hướng xử lý khi bị đối thủ “nói xấu” để cạnh tranh không lành mạnh.

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh

Luật L24H xin cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý tới khách hàng về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
  • Tư vấn về cách xác định hành vi cạnh tranh bị xem là không lành mạnh;
  • Tư vấn về thủ tục, xử phạt hành chính, hình phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
  • Hướng dẫn khách hàng về phương thức giải quyết khi xảy ra hành vi cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh;
  • Hỗ trợ khách hàng làm hồ sơ, chứng cứ cần thiết khi có hành vi cạnh tranh;
  • Nhận ủy quyền thay mặt khách hàng trong quá trình giải quyết vấn đề;
  • Nhân danh khách hàng tham gia quá trình tố tụng tại Tòa án.

Luật sư tư vấn về cạnh tranh không lành mạnh

Luật sư tư vấn về cạnh tranh không lành mạnh

Có thể thấy, pháp luật quy định các biện pháp xử lý rất nghiêm ngặt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh, để hạn chế tối thiểu nhất các tác động tiêu cực đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ điều gì còn thắc mắc liên quan đến vấn đề cạnh tranh cần được luật sư tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 1900.633.716 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng.

Xem thêm một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.9 (32 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,877 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716