Cách giải quyết khi đối thủ cạnh tranh phá giá, giảm giá hàng hóa

Trong kinh doanh, việc đối mặt với các đối thủ cạnh tranh là điều tất yếu. Tuy nhiên, nếu đối thủ của bạn sử dụng chiêu trò phá giá, giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ ở mức giá thấp so với mức giá thông thường nhằm mục đích giành thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường thì đó là một vấn đề nghiêm trọng bạn cần tìm hiểu về cách giải quyết khi đối thủ cạnh tranh phá giá. Bài viết dưới đây của tôi sẽ giải đáp về vấn đề này, chế tài xử lý, giải pháp đối phó mời Quý độc giả cùng tham khảo qua.

Cách giải quyết khi đối thủ cạnh tranh phá giá

Cách giải quyết khi đối thủ cạnh tranh phá giá

Thế nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phá giá, giảm giá hàng hóa?

Theo khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018 quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Khi nào hành vi giảm giá hàng hoá được xem là cạnh tranh không lành mạnh bị cấm

Căn cứ Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như sau:

  • Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức như tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó; Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
  • Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
  • Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó
  • Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
  • Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức như đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
  • Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác. Một số Luật khác có quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Ngân hàng, Luật Thương mại

Như vậy, theo quy định trên thì việc bán phá giá được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị nghiêm cấm

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị nghiêm cấm

Chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp cạnh tranh phá giá, giảm giá hàng hóa

Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 75/2019/NĐ-CP thì chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp cạnh tranh phá giá, giảm giá hàng hóa nhằm mục đích lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được quy định như sau:

  • Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
  1. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
  2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
  3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
  4. Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
  5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
  6. Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
  7. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:
  1. Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
  2. Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 75/2019/NĐ-CP  thì chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp cạnh tranh phá giá, giảm giá hàng hóa nhằm mục đích lạm dụng vị trí độc quyền được quy định như sau:

  • Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành vi lạm dụng sau đây:
  1. Các hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;
  2. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
  3. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
  4. Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:
  1. Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền;
  2. Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
  3. Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
  4. Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
  5. Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.

Như vậy, theo quy định trên hành vi bán phá giá có thể được coi là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. Tùy vào trường hợp mà sẽ có chế tài cụ thể khác nhau.

Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ

Căn cứ Điều 21 Nghị định 75/2019/NĐ-CP thì chế tài đối hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ được quy định như sau:

  • Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
  • Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
  • Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;

Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Tại Khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

  • Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.

Chế tài xử phạt doanh nghiệp bán phá giá

Chế tài xử phạt doanh nghiệp bán phá giá

Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá

Căn cứ theo khoản 3 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định thì các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:

  • Áp dụng thuế chống bán phá giá: Theo đó thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó. Về bản chất, đây là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
  • Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận. Cam kết bao gồm các nội dung chính sau đây: Phạm vi hàng hóa; Giá tham chiếu bao gồm giá tự xác định, mức tăng giá, phương án điều chỉnh giá; Nghĩa vụ thông báo định kỳ; Nghĩa vụ hợp tác với Cơ quan điều tra trong quá trình thực hiện cam kết; Các nội dung khác do Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.

Luật sư tư vấn cách giải quyết khi đối thủ cạnh tranh phá giá, giảm giá hàng hóa

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý cho khách hàng khi bị đối thủ cạnh tranh phá giá, giảm giá hàng hóa;
  • Nghiên cứu, tư vấn phương án xử lý cho khách hàng;
  • Soạn thảo các đơn từ, văn bản và tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ;
  • Hướng dẫn xuyên suốt quá trình thực hiện thủ tục;
  • Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng trong suốt quá trình giải quyết;

Hành vi cạnh tranh phá giá, giảm giá hàng hóa là hình thức cạnh tranh không công bằng gây hại cho thị trường và ngăn chặn sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau. Vì vậy, khi gặp trường hợp này Quý độc giả có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Bài viết trên đã phần nào giúp cho Quý độc giả hiểu hơn về cách giải quyết khi đối thủ có hành vi cạnh tranh phá giá, giảm giá hàng hóa. Tuy nhiên khi gặp bất kì khó khăn nào thì việc tìm kiếm sự giúp đỡ của luật sư là điều vô cùng cần thiết. Để được đội ngũ luật sư chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, Luật Thương Mại dày dặn kinh nghiệm hỗ trợ giải đáp thắc mắc, Quý độc giả đọc vui lòng liên hệ Luật L24H qua số Hotline: 1900.633.716 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ tư vấn về phòng vệ thương mại

Scores: 4.6 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ kinh tế Luật - Trường đại học Luật TP.HCM

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12 năm

Tổng số bài viết: 1,113 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716