Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, Nội dung, mẫu hợp đồng

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC là quy định đang được các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài quan tâm hiện nay. Các cá nhân, tổ chức chọn đầu tư vào dự án thông qua ký kết hợp đồng BCC nhằm phân chia lợi nhuận. Trong bài viết này, Luật L24H sẽ cung cấp các quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC và tư vấn về hoạt động đầu tư này.

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh

Quy định về hợp đồng BCC

Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một trong nhiều hình thức đầu tư tại Việt Nam..Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư (LĐT) 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022): Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC có các đặc điểm sau đây:

  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
  • Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Chủ thể

Chủ thể trong hợp đồng BCC là các nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hoặc tổ chức có hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

  • Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
  • Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
  • Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

CSPL: khoản 19, 20, 21 Điều 3 LĐT 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022).

Số lượng chủ thể trong từng hợp đồng BCC không giới hạn bởi pháp luật, chủ thể của hợp đồng có thể bao gồm hai hoặc nhiều nhà đầu tư cùng có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau, tùy vào mục đích đầu tư, quy mô của dự án đầu tư và nhu cầu của các nhà đầu tư. Đây là đặc điểm phân biệt hợp đồng BCC với các hợp đồng khác trong hoạt động thương mại như hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ vì những hợp đồng này thường chỉ có sự tham gia của hai bên.

Nội dung hợp đồng

Nội dung hợp đồng BCC phải có những nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
  • Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
  • Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
  • Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

CSPL: Điều 28 LĐT 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022).

>>> Tham khảo thêm về: Hình thức phân chia lợi nhuận theo hợp đồng BCC

Mẫu soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Pháp luật hiện hành không quy định mẫu hợp đồng BCC mà để các bên trong quan hệ hợp tác kinh doanh cùng nhau xây dựng, đồng thời phải đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 28 Luật Đầu tư 2020.

>>> Tham khảo thêm bài viết về: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh chuẩn nhất

>> Tải ngayMẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC

Tài sản chung trong hợp đồng BCC

Tài sản chung trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

Tài sản chung trong hợp đồng hợp tác kinh doanh

Tài sản chung trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không được quy định tại LĐT 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022) nhưng có thể áp dụng các quy định điều chỉnh của Bộ luật Dân sự. Cụ thể quy định tại Điều 506 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 về tài sản chung của các thành viên hợp tác như sau:

  • Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.

Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại.

  • Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.

Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.

Khi nào chấm dứt hợp động hợp tác kinh doanh

Vấn đề chấm dứt hợp đồng BCC được các bên thỏa thuận trong hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 28 LĐT 2020 (sửa đổi, bổ sung 2022). Ngoài ra còn một số trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 512 BLDS 2015 như sau:

  • Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
  • Mục đích hợp tác đã đạt được;
  • Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.

Tư vấn về hợp đồng hợp tác BCC

Tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh

Tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh

  • Soạn thảo hợp đồng BCC.
  • Tư vấn rủi ro khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  • Tư vấn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Soạn thảo, review hợp đồng BCC
  • Hướng dẫn góp vốn vào dự án đầu tư trong hợp đồng BCC.

>>> Tham khảo thêm về dịch vụ: Luật sư soạn thảo hợp đồng dành riêng cho doanh nghiệp

>>> Tham khảo thêm về: Giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Tóm lại, bài viết trên đã cung cấp các vấn đề về hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC theo quy định của luật hiện hành. Bên cạnh đó Luật L24H cũng cung cấp mẫu soạn thảo mẫu hợp đồng BCC mới nhất, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng với tài sản chung và các trường hợp chấm dứt hợp đồng BCC. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này hoặc sử dụng Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh, vui lòng liên hệ website Luật L24H hoặc gọi ngay đến hotline 1900.633.716 để được luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng hỗ trợ kịp thời, hiệu quả. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,841 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716