Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là một loại tranh chấp thường xảy ra. Bởi bản chất nhanh chóng và tiện lợi mà hợp đồng BCC được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhằm đầu tư phân chia lợi nhuận. Chính bởi sự phổ biến mà cũng không ít các trường hợp xảy ra tranh chấp trong giai đoạn thực hiện hợp đồng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Tranh chấp trong hợp đồng BCC
Thế nào hợp đồng hợp tác kinh doanh?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020, Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.
>>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh
Các loại tranh chấp thường gặp từ hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng BCC là một hình thức đầu tư phân chia lợi nhuận, sản phẩm giữa các nhà đầu tư mà không thành lập tổ chức kinh tế. Do vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng dễ dẫn đến phát sinh tranh chấp. Một số tranh chấp thường xảy ra như sau:
- Tranh chấp về vấn đề tài sản, lợi tức trong hợp đồng BCC.
- Tranh chấp về việc rút vốn đầu tư, không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng.
- Tranh chấp liên quan đến việc minh bạch trong quản lý việc kinh doanh theo đúng thỏa thuận hợp đồng.
Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
Thông qua thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp bằng việc các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, tìm ra phương án để giải quyết mâu thuẫn, không có sự can thiệp của bên thứ ba.
- Ưu điểm: Bởi tính nhanh chóng, thuận tiện, linh hoạt, tiết kiệm thời gian và chi phí, phương thức thương lượng là phương thức được ưu tiên áp dụng. Ngoài ra, phương thức thương lượng cũng không bị ràng buộc bằng những thủ tục pháp lý phức tạp.
- Nhược điểm: Việc thương lượng phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của các bên trong hợp đồng. Nếu như các bên không có thiện chí giải quyết tranh chấp thì việc thương lượng sẽ trở nên vô nghĩa. Ngoài ra, chính bởi vì phương thức thương lượng không bị ràng buộc bằng những thủ tục pháp lý phức tạp, mà cũng không có cơ chế pháp lý để bắt buộc áp dụng. Có nghĩa là, kể cả khi đã thương lượng xong, các bên cũng có thể không thực hiện theo kết quả thương lượng đó.
Thông qua hòa giải
Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua sự can thiệp của bên thứ ba nhằm tìm ra phương án giải quyết.
- Ưu điểm: Đây là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt ít tốn kém. Ngoài ra, nhờ sự tham gia của bên thứ ba mà phương thức này đảm bảo tính khách quan, cũng như sự hiểu biết về chuyên môn ở lĩnh vực tranh chấp.
- Nhược điểm: Phương thức hòa giải còn phụ thuộc vào sự tự giác của các bên tranh chấp, nếu một trong các bên hoặc cả hai bên không có thiện chí, trung thực thì cũng khó có thể hòa giải thành. Ngoài ra, phương thức hòa giải tốn kém hơn phương thức thương lượng, và nếu như hòa giải không thành thì chi phí này lại trở thành một gánh nặng bổ sung.
Thông qua Trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp được tiến hành khi các bên có thỏa thuận trong thỏa thuận trọng tài.
- Ưu điểm: Phương thức Trọng tài thương mại có những thủ tục và nguyên tắc bắt buộc nên đảm bảo được tính khách quan khi giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, phương thức này cũng không bị giới hạn về mặt lãnh thổ, các bên có thể tự do lựa chọn trung tâm trọng tài để giải quyết tranh chấp. Cuối cùng, phán quyết trọng tài có tính chung thẩm, sau khi phán quyết được trọng tài đưa ra, các bên không có quyền kháng cáo ở bất kỳ tổ chức nào khác.
- Nhược điểm: Phương thức Trọng tài thương mại sẽ tốn kém về mặt chi phí nếu như tranh chấp bị kéo dài. Ngoài ra, việc thi hành quyết định của trọng tài cũng không được đảm bảo thuận lợi.
Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án
Giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC tại Tòa án
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp giữa các bên, nếu đã tiến hành thương lượng, hòa giải mà vẫn không được thì một trong các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp.
- Ưu điểm: Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án sẽ tuân theo trình tự, thủ tục tố tụng quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự. Phán quyết của Tòa án có tính cưỡng chế cao, mang tính bắt buộc thực hiện. Ngoài ra, các bên còn có thể kháng cáo khi bản án đã xét xử xong nhưng chưa có hiệu lực pháp luật.
- Nhược điểm: Thủ tục giải quyết tranh chấp thông qua Tòa án rất phức tạp và có thể kéo dài trong một khoảng thời gian khá lâu. Ngoài ra, việc xét xử là công khai, có thể gây ảnh hưởng đến các bên tranh chấp.
>>> Tham khảo thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC, thẩm quyền có thể thuộc về Tòa án hoặc Trọng tài thương mại tùy vào từng vụ việc.
Thẩm quyền của Trọng tài thương mại:
- Thẩm quyền của Trọng tài thương mại bao gồm: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài.
- Ngoài ra, nếu như các bên muốn giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại thì phải có thỏa thuận trọng tài trước đó, và thỏa thuận này phải hợp lệ.
Thẩm quyền của Tòa án:
- Thẩm quyền theo vụ việc: tranh chấp hợp đồng BCC là tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Thẩm quyền theo cấp Tòa án: tranh chấp hợp đồng BCC thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp một trong các bên là người nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- Thẩm quyền theo lãnh thổ: thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân, hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu nguyên đơn là cá nhân, hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức để giải quyết trong trường hợp các bên thỏa thuận với nhau bằng văn bản. Ngoài ra, theo điểm g khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết.
Thủ tục giải quyết tranh chấp
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC tại Trọng tài thương mại như sau:
- Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
- Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ
- Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài
- Bước 4: Hòa giải
- Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp
- Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC tại Tòa án như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Bước 2: Nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Tòa án có thẩm quyền
- Bước 3: Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ khởi kiện
- Bước 4: Tòa án có thẩm quyền tiến hành giải quyết
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Tư vấn thương lượng, hòa giải giải quyết tranh chấp giữa các bên;
- Nghiên cứu vụ việc, phân tích, đánh giá những điểm lợi thế, bất lợi của các bên trong vụ việc.
- Tư vấn hướng dẫn và soạn thảo các văn bản, tài liệu, đơn từ cần thiết.
- Đại diện khách hàng trực tiếp liên hệ, làm việc với các bên liên quan trong giai đoạn thương lượng, hòa giải, tham gia tố tụng tại tòa án nếu có yêu cầu;
- Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích khách hàng giải quyết tranh chấp.
>>> Tham khảo thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn kinh doanh
Việc tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh có nhiều phương thức để giải quyết. Song, mỗi phương thức đều có mặt tích cực và mặt hạn chế. Các bên tranh chấp nên thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tối ưu. Trong quá trình tìm hiểu, nếu còn gì thắc mắc, vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 1900.633.716 được Luật sư tư vấn hợp đồng phản hồi nhanh nhất. Xin cảm ơn!.