Làm việc part-time có được ký hợp đồng lao động không?

Làm việc part- time có được ký hợp đồng lao động không là vấn đề mà các bạn sinh viên, học sinh quan tâm rất nhiều về ký hợp đồng lao động trong làm việc part-time .Bài viết sẽ nêu lên các vấn đề liên quan đến việc ký hợp đồng trong việc part-time như hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2019 quy định như thế nào, hợp đồng part- time có phải đóng bảo hiểm không? Chế độ cho nhân viên như thế nào?

Làm việc part time có cần ký hợp đồng lao động không

Làm việc part time có cần ký hợp đồng lao động không?

Trong Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc làm part -time như sau:

  • Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
  • Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
  • Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Vậy nên làm việc có hưởng lương và bình đẳng với những lao động khác khi làm việc part-time hay làm việc không trọn thời gian, người sử dụng lao động cần phải ký hợp đồng lao động.

Việc đóng BHXH làm việc part-time

Việc đóng BHXH làm việc part-time

Làm việc part time có đóng bảo hiểm xã hội không?

Tùy vào thời gian cũng như tính chất công việc mà hợp đồng sẽ được phân theo xác định thời hạn và không xác định thời hạn.

Người lao động là công dân Việt Nam, thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm gồm: (khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014)

  • Làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ/ một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, hợp đồng ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.
  • Làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng ( thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.

Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó (thời gian đó không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Theo đó, sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội khi tổng thời gian người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng.

Vì vậy, để người làm việc (part time) sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng đủ hai điều kiện:

  • Giao kết hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên;
  • Thời gian không làm việc và không hưởng lương trong tháng không quá 14 ngày.

Nghĩa vụ các bên trong quan hệ lao động

Nghĩa vụ các bên trong quan hệ lao động

Quyền và nghĩa vụ mỗi bên trong quan hệ lao động

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Theo Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 về Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

  • Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
  • Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
  • Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

  • Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
  • Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
  • Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
  • Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

>>> Xem thêm: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của doanh nghiệp

Quyền và nghĩa vụ của người lao động

Theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 về Người lao động có các quyền sau đây:

  • Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
  • Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
  • Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Đình công;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

  • Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
  • Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
  • Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

>>>Xem thêm: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

Tư vấn về hợp đồng lao động.

  • Tư vấn về hợp đồng lao động;
  • Soạn thảo hợp đồng lao động theo quy định mới nhất;
  • Hỗ trợ, xử lý và giải quyết tranh chấp lao động tại doanh nghiệp.
  • Giải quyết hồ sơ liên quan đến hợp đồng lao động.

Qua bài viết trên, người đọc đã nhận thấy và hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề liên quan đến hợp đồng đồng lao động. Có cái nhìn khách quan hơn về các quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng lao động được quy định cụ thể trong luật như thế nào. Từ đó biết được làm việc part-time cần phải ký hợp đồng lao động hay không. Nếu có thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp hoặc tư vấn luật lao động trực tuyến miễn phí qua HOTLINE 1900 633 716 để được Luật sư Luật L24H tư vấn chính xác nhất.

Scores: 4.8 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716